Hà Nội bố trí làn đường ưu tiên, mở thêm nhiều tuyến buýt mới

Tiếp tục ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, trong đó có xe buýt, phấn đấu thực hiện mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội đạt từ 20 - 25% vào năm 2020, thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố, trục giao thông chính.

Theo đó, các tuyến đường có đủ mặt bằng và điều kiện tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt sẽ được lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe buýt gồm: Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) dài 5 km; đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km... Đối với trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) khôi phục lại 2 làn đường ưu tiên cho xe buýt đã tổ chức trước đây.

Chú thích ảnh
Người dân nộp hồ sơ làm thẻ đi xe buýt tại Trạm điều hành và bán vé tháng xe buýt ở đường Kim Ngưu, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Đồng thời, thành phố Hà Nội cũng rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị…

Bên cạnh ưu tiên làn đường dành riêng cho xe buýt, thành phố tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông sắp đưa vào hoạt động và tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT.

Đồng thời, tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng. Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp và triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng…

Để thu hút người dân đi xe buýt, thành phố Hà Nội dự kiến trong năm nay mở mới thêm khoảng 20 tuyến xe buýt và sang năm 2020 tiếp tục mở mới từ 25 - 25 tuyến. Các tuyến buýt được mở mới sẽ có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu như đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, du lịch… Với xe taxi, thành phố phát triển số lượng một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy hoạch và nhu cầu sử dụng; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe taxi.

Thời gian qua, hệ thống xe buýt Thủ đô đã có những thay đổi tích cực. Với điều kiện của Hà Nội, trong 5 -10 năm tới, dù có thêm một số loại hình vận tải mới thì xe buýt thường vẫn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân (tức gấp đôi hiện nay), thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ có thêm nhiều tuyến mới, mở rộng địa bàn phục vụ ra khu vực ngoại thành.

Tuyết Mai (TTXVN)
Từ 1/9, Hà Nội miễn phí đi xe buýt cho người thuộc diện ưu tiên
Từ 1/9, Hà Nội miễn phí đi xe buýt cho người thuộc diện ưu tiên

Từ ngày 1/9/2019, Hà Nội có hàng nghìn người sẽ được miễn phí khi đi xe buýt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN