Giảm ô nhiễm từ thép, bê-tông và nhôm - 'bài toán khó'

Dù là thành phần không thể thiếu trong mọi thứ từ linh kiện máy bay đến các tòa nhà, nhưng thép, bê-tông và nhôm lại gây nhiều thiệt hại về khí hậu mà thế giới có thể phải mất hàng chục năm để khắc phục.

Xi măng và bê-tông

Nhiều “ông lớn” trong lĩnh ực xây dựng như Cemex, Heidelberg và Holcim cho biết, bê-tông là chất được sử dụng nhiều thứ hai trên Trái Đất sau nước, và đây là vật liệu thiết yếu với phần lớn cơ sở hạ tầng hiện đại. Theo các công ty này, với nhu cầu được dự đoán đến năm 2050 sẽ tăng 50%, giải quyết tình trạng khí thải trong ngành này đang trở nên ngày một cấp bách.

Chuyển sang các chất thay thế khác, cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, thay đổi thiết kế tòa nhà để giảm lượng bê-tông cần thiết, và sử dụng các nguồn năng lượng sạch có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải từ ngành này.

Bên cạnh đó, công nghiệp thu giữ và lưu trữ carbon cũng được dự đoán sẽ phát huy tác dụng. Hiệp hội bê-tông và xi măng toàn cầu dự đoán đến năm 2050, công nghệ này sẽ chiếm 36% trong lượng khí thải được cắt giảm trên toàn cầu.

Thép

Than đá chiếm khoảng 75% lượng nguyên liệu thô và năng lượng được sử dụng trong ngành sắt thép, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Ngành thép cho biết, dự định sẽ thay thế lò cao phu thuộc vào than bằng khí tự nhiên, cho đến khi nguồn năng lượng này có thể được chuyển đổi để có được “hydro xanh”, loại hydro được sản xuất bằng cách tách nước bằng điện phân, sử dụng điện được tạo ra bằng năng lượng tái tạo.

Các công ty thép cũng đang đánh cược vào việc tái chế kim loại phế liệu, mà châu Âu đang là khu vực đi đầu. Tập đoàn Thyssenkrupp của Đức, công ty chịu trách nhiệm cho 2,5% lượng khí thải CO2 của nước này, dự định sẽ chuyển nhà máy ở Duisburg của mình sang sản xuất thép xanh. Đây là sản phẩm thép được sản xuất bằng công nghệ thân thiện với môi trường, nhưng không thực sự khác biệt mấy với thép thông thường.

Nhưng quy mô đầu tư và giá năng lượng gia tăng đã cản trở dự án này.

Vì những khó khăn trên mà IEA thừa nhận rằng sản xuất sắt thép sẽ là một trong những lĩnh vực cuối cùng vẫn sử dụng than đá vào năm 2050.

Nhôm

Nhôm là thành phần chủ chốt để giúp ô tô và máy bay nhẹ hơn, cũng như đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng vì khả năng dẫn điện tốt.

Tuy nhiên, kim loại này cũng chịu trách nhiệm cho lượng khí thải thuộc hàng cao nhất. Theo Mineralinfo, cổng thông tin về tài nguyên khoáng sản của Chính phủ Pháp, một tấn nhôm tạo ra từ 5-25 tấn CO2, phụ thuộc vào nguồn điện.

Lượng khí thải phụ thuộc hơn cả vào loại nhiên liệu được sử dụng – thường là than đá hoặc dầu nhiên liệu nặng – để sản xuất lượng năng lượng khổng lồ cần thiết cho việc sản xuất nhôm.

Ngành nhôm đang kỳ vọng việc tái chế, công nghệ thu hồi carbon và các công nghệ mới nổi khác sẽ giúp giảm lượng khí thải này.

Khánh Ly  (TTXVN)
Trao giải báo chí 'Giảm ô nhiễm nhựa đại dương' năm 2022
Trao giải báo chí 'Giảm ô nhiễm nhựa đại dương' năm 2022

Ngày 25/10, tại Hà Nội, lễ trao Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ 2 và trao giải Cuộc thi ảnh khu vực ASEAN “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển” đã được tổ chức để vinh danh các tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN