Chung tay hỗ trợ nạn nhân bom mìn

Nhân ngày Thế giới nâng cao nhận thức và hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn (4/4), Ban Chỉ đạo 504, Bộ LĐTBXH phối hợp với Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam, Kênh Truyền hình Quốc hội (Đài Tiếng nói Việt Nam), Công ty cổ phần Quốc tế IMC Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình giao lưu “Vì một cuộc sống bình yên và phát triển” vào tối 3/4, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.


Chương trình giao lưu vì một cuộc sống bình yên và phát triển


Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, chỉ tính từ năm 1975 trở lại đây, chiến tranh đã qua đi 40 năm nhưng vấn đề bom mìn còn sót lại sau chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề. Theo số liệu thống kê, riêng số lượng đạn dược do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng 15,35 triệu tấn, trong đó số lượng bom mìn, vật nổ còn sót lại ước tính 800 nghìn tấn.


Theo kết quả điều tra sơ bộ, có trên 6,6 triệu ha trên đất liền, chiếm 21,12% diện tích cả nước bị ô nhiễm bom mìn. Tất cả các tỉnh, thành phố Việt Nam đều bị ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh nhưng nặng nề nhất là khu vực Miền Trung.


Số lượng bom mìn hoặc những vật nổ khác còn sót lại vô cùng nguy hiểm, nó có thể phát nổ nếu có những tác động cơ học hay hóa học trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân và các tổ chức kinh tế. Ở những miền đất còn ô nhiễm bom mìn có rất rất nhiều những số phận không may mắn bị tai nạn bom mìn, vật nổ đang phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày. Và còn hàng triệu người dân vẫn đang sinh sống, lao động và sản xuất bên cạnh những quả bom, quả mìn chưa nổ và họ có thể bị tai nạn bất kỳ khi nào.


Chương trình 504 của Chính phủ đã và đang thu hút sự quan tâm, ủng hộ của cả nước và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó thì sự chung tay đóng góp của cộng đồng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong nước là hết sức cần thiết vì sự “Bình yên và phát triển”.


Năm 2015, BCĐ 504 tiếp tục thực hiện xây dựng Nghị định quản lý hoạt động KPHQBM sau chiến tranh; trình thẩm định, ký ban hành: Quy chế hoạt động của Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), Quy chế quản lý, điều phối và Quy chế vận động tài trợ; xây dựng kế hoạch, làm việc với các nhà tài trợ để đàm phán, ký kết Bản ghi nhớ tài trợ cho Chương trình; triển khai thành lập và đưa Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia vào hoạt động; xây dựng, trình phê duyệt dự án “Khảo sát kỹ thuật để xác định khu vực thực sự ô nhiễm bom mìn sau kết quả điều tra” chuẩn bị kinh phí để thực hiện; tổ chức Hội nghị quốc tế về kỹ thuật, công nghệ rà phá bom mìn kết hợp trình diễn trang thiết bị rà phá bom mìn dưới biển; thành lập, tổ chức ra mắt Nhóm quan hệ đối tác khắc phục hậu quả bom mìn (MAPG) và công bố Chiến lược vận động tài trợ; phối hợp vận động tài trợ trong nước; xây dựng chiến lược tuyên truyền.


XC

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tới Quảng Trị bàn rà phá bom mìn
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tới Quảng Trị bàn rà phá bom mìn

Bà Rose Gottemoeller, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã dẫn đầu đoàn làm việc với tỉnh Quảng Trị về các hoạt động hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn trên địa bàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN