Chú trọng chăm lo, bảo vệ người lao động

Ngày 8/1, tại Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động phong trào thi đua năm 2016.

Theo Liên đoàn Lao động Hà Nội, mặc dù hầu hết các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở (CĐCS) đã nghiêm túc triển khai quy định về mức lương tối thiểu vùng của Chính phủ, song mức lương bình quân đạt 4 triệu– 4,5 triệu đồng/người/tháng không đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động (NLĐ). 


Trong khi đó, tình trạng doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT của NLĐ có chiều hướng gia tăng. Có 15.484 doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN hơn 2.000 tỷ đồng, ảnh hưởng tới quyền lợi của hàng nghìn người lao động, trong khi các chế tài xử lý doanh nghiệp trốn đóng, chiếm đoạt, nợ đọng BHXH của NLĐ chưa đủ sức răn đe. Điều kiện làm việc của công nhân trực tiếp sản xuất, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm được cải thiện. Trên địa bàn đã xảy ra 114 vụ tai nạn lao động, trong đó có 22 vụ tai nạn lao động nặng làm chết 22 người, 1 người bị thương nặng. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước diễn ra khá phổ biến...


Trước thực tế này, tổ chức công đoàn (CĐ) Thủ đô đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên CĐ, NLĐ. Đến nay, 61,15% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký Thỏa ước lao động tập thể, góp phần cụ thể hóa quy định của Bộ luật Lao động với các điều khoản có lợi hơn cho NLĐ. Song song với đó, các cấp CĐ Thành phố còn phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật Lao động, Luật BHXH và Luật Công đoàn tại 226 doanh nghiệp; trong đó kiểm tra việc thực hiện sau kết luận của thanh tra tại 15 doanh nghiệp, thu hồi được gần 150 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN. Các cấp công đoàn đã phối hợp kiểm tra tại hơn 1.500 doanh nghiệp về thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động và chính sách với lao động nữ, phối hợp giải quyết kịp thời tranh chấp lao động.


Bên cạnh đó, các cấp công đoàn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn pháp luật, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho NLĐ...Các hoạt động xã hội từ thiện, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ cũng được CĐ quan tâm đẩy mạnh như hỗ trợ xây dựng “Mái ấm Công đoàn”; duy trì hoạt động của các “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân”; tổ chức thăm hỏi, trao trợ cấp khó khăn đột xuất hoặc thường niên vào các dịp lễ, Tết; tổ chức các chuyến xe miễn phí đưa CNLĐ về quê ăn Tết, đẩy mạnh tư vấn, giới thiệu việc làm, cho CNVCLĐ nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình...


Năm 2016, LĐLĐ Hà Nội phấn đấu có 95% trở lên công nhân viên chức lao động được quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước; 90% trở lên công nhân trẻ được học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề; phấn đấu thành lập 5 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân lao động trở lên; thành lập mới 400 CĐCS trở lên, kết nạp 70.000 đoàn viên…

XC
Phát huy hiệu quả nguồn nhân lực xuất khẩu lao động
Phát huy hiệu quả nguồn nhân lực xuất khẩu lao động

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), năm 2015, có trên 115.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt hơn 15% so với kế hoạch năm. Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mang lại nguồn thu lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên việc tận dụng nguồn nhân lực “hậu” xuất khẩu lao động vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN