"Cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị…”

TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đã trao đổi với phóng viên Báo Tin tức xung quanh các giải pháp để giảm thiểu tình trạng MCBGTKS.

 

´Làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu TSGTKS không vượt quá 113 vào năm 2015, thưa ông?


Quả thực, để đạt TSGTKS dưới mức 113 vào năm 2015 là rất khó khăn, đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta cần có nhiều giải pháp quyết liệt, triệt để và đặc biệt cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị.


Điều quan trọng là phải thay đổi ý chí muốn có con trai bằng mọi cách của các cặp vợ chồng, tức là phải tăng cường tuyên truyền vận động giáo dục thuyết phục người dân, từ bỏ quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… Bên cạnh đó, cần phải giúp những người có con một bề là gái có được cuộc sống tốt đẹp, tức là cần có những chính sách ưu đãi về chế độ an sinh xã hội cho phụ nữ, cho những gia đình có con một bề là gái. Khi mức sinh đạt hiệu quả như mong muốn thì đến lúc nào đó cũng cần thay đổi chính sách giảm sinh. Để giải quyết triệt để nhóm nguyên nhân lạm dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện lựa chọn giới tính khi sinh thì cần có những biện pháp và chế tài mạnh hơn, đòi hỏi phải tăng cường kiểm tra giám sát để xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm quy định.

 

´Nghĩa là theo ông công tác tuyên truyền, vận động vẫn là giải pháp số một được ưu tiên trong thời gian tới?


Đúng vậy. Nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với vấn nạn này. Trong đó, Trung Quốc có các biện pháp “trấn áp” mạnh mẽ nhưng vẫn không thành công và TSGTKS vẫn tiếp tục tăng rất cao. Nước duy nhất trên thế giới hiện nay thành công trong việc đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên là Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, công tác tuyên truyền rất được chú trọng, nhận thức xã hội đã thay đổi từ “trọng nam” sang “trọng nữ” trùng với thời điểm Hàn Quốc đã ban hành Luật Bình đẳng giới, thành lập Bộ Bình đẳng giới và bãi bỏ hẳn các chính sách giảm sinh mà chuyển sang “khuyến sinh”. Đồng thời Hàn Quốc cũng đưa ra các chế tài nghiêm khắc hơn trong Luật Y tế, xử phạt, tịch thu giấy phép hành nghề của những bác sĩ cố tình vi phạm quy định lựa chọn giới tính thai nhi.


Trong công tác dân số, nhất là hoạt động giảm thiểu tình trạng MCBGTKS thì công tác tuyên truyền, vận động luôn là biện pháp hiệu quả nhất. Do đó, chúng tôi đang rất lo lắng về thông tin khả năng trong năm 2013, kinh phí tuyên truyền trong Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ sẽ bị cắt bỏ.

 

´Việc triển khai nhóm giải pháp về hỗ trợ an sinh xã hội và thực hiện bình đẳng giới tới đây có gì khởi sắc hơn không, thưa ông?


Việc đề xuất, triển khai các chính sách an sinh xã hội và bình đẳng giới là hoạt động liên quan đến nhiều bộ, ngành và chính quyền các cấp.


Về phía ngành DS-KHHGĐ đã xây dựng các văn bản, kiến nghị với cơ quan chức năng về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là hỗ trợ các thành viên trong gia đình sinh con một bề gái. Đề xuất các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi, đồng thời hỗ trợ cho trẻ em gái và gia đình có con một bề là gái cả về tinh thần và vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo nghề, việc làm, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình (ưu tiên nhập học, miễn giảm các khoản phí, chỗ ở ký túc xá, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh...). Mục tiêu hướng tới là xây dựng và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi trẻ em gái và nữ thanh niên trong các gia đình sinh con một bề gái.


Xin cảm ơn ông!

Phương Liên (thực hiện)

Hàng triệu nam giới có nguy cơ ế vợ
Hàng triệu nam giới có nguy cơ ế vợ

Ngày 3/11, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số tổ chức Hội thảo quốc gia về mất cân bằng giới tính khi sinh. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự và chủ trì hội thảo này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN