Hội chứng Steven Johnson nhìn từ việc sử dụng thuốc

Steven Johnson là một hội chứng có đặc điểm nổi bật là các tổn thương ở da, niêm mạc xảy ra cấp tính với tình trạng hoại tử lan rộng, bóc tách lớp thượng bì, tổn thương da thường < 10% diện tích cơ thể, có thể đe dọa đến tính mạng.

Thời gian qua, phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh bị Steven Johnson, đa số là do bị dị ứng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị gout,…Trong đó, một số trường hợp do dị ứng với các loại sản phẩm mỹ phẩm như kem trộn làm trắng da.

Tỷ lệ bị Steven Johnson ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng do việc sử dụng thuốc bừa bãi, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Mới đây, tại phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận một bệnh nhân nam, 55 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh đến khám vì bị nổi ban đỏ ở da, kèm các mụn nước, bóng nước, có chỗ đã trợt và hoại tử ở da, ngoài ra còn viêm loét ở miệng và bộ phận sinh dục. 


Sau khi thăm khám và hỏi bệnh sử, người bệnh cho biết, trước đó có sử dụng một loại thuốc dùng cho người bệnh gout, sau khi dùng khoảng 20 ngày thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Đây là một trường hợp dị ứng thuốc gây ra bệnh cảnh Steven Johnson. Người bệnh sau đó đã được cho nhập viện điều trị và theo dõi.


Hay một trường hợp khác, bệnh nhân nữ, 42 tuổi, ngụ tại Tiền Giang đến khám vì có các thương tổn da tương tự, hỏi tiền sử bệnh ghi nhận được, trước đó người bệnh có sử dụng một loại kem thoa da không rõ nguồn gốc với mục đích tẩy tế bào chết, làm trắng mịn da. 


Sau khi dùng liên tục 10 ngày, người bệnh bắt đầu có biểu hiện bệnh. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, người bệnh được chẩn đoán bị hội chứng Steven Johnson do dị ứng với mỹ phẫm. Sau khi nhập viện điều trị, người bệnh hiện đã ổn định.

Các triệu chứng ở da như các hồng ban đa dạng ở da, niêm mạc, nhiều mụn nước, bóng nước...

Theo bác sĩ Trần Thiên Tài, phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trung bình từ 25 – 47 tuổi, ở nhiều chủng tộc khác nhau trên thế giới, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ mắc mới mỗi năm khoảng 1.1/1.000.000 người trên thế giới, tỷ lệ tử vong vào khoảng 5%.


Tuy chưa có thống kê chính xác, nhưng hiện nay tỷ lệ bị Steven Johnson ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng do việc sử dụng thuốc bừa bãi, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.


Nguyên nhân gây ra Steven Johnson bao gồm 4 nhóm. Một là do chủ yếu do dị ứng thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị gout, thuốc kháng viêm giảm đau, vaccin..). Hai là donhiễm trùng, nhiễm siêu vi (herpex, coxsakies, influeza, virus viêm gan, Epsein – Barr virus, enterovirus, liên cầu nhóm A…). Ba là do bệnh lý ác tính, còn lại là do vô căn.


Bác sĩ Trần Thiên Tài cho biết, trong thực hành lâm sàng hàng ngày, thường gặp khá nhiều trường hợp bị Steven Johnson. Vì vậy, khi người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng như sốt, mệt mỏi, ho, viêm họng, đau khớp, nôn ói, tiêu chảy; trường hợp nặng có thể thay đổi ý thức, lơ mơ, hôn mê; các triệu chứng ở da niêm như các hồng ban đa dạng ở da, niêm mạc, nhiều mụn nước, bóng nước... cần nghĩ tới khả năng mắc bệnh Steven Johnson.


Đặc biệt, trước đó người bệnh có sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm nào thì cần phải đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá, chẩn đoán sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, nhằm tránh những hậu quả nặng nề.

Đan Phương
Phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết giao mùa

Ngành y tế tỉnh Bạc Liêu đang triển khai các biện pháp nhằm tăng cường phòng bệnh cho trẻ trong điều kiện thời tiết giao mùa, nhất là các bệnh viêm phổi, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN