Lật lại vụ bắt con tin tại Đại sứ quán Iran - Kỳ 2

Vụ bắt cóc chấn động xảy ra tại tòa nhà số 16 phố Princes Gate đã bước sang ngày thứ năm (4/5). Văn phòng Ngoại giao của Chính phủ Anh đã tổ chức thêm các cuộc họp với các đại sứ Arab nhằm thuyết phục họ tới Đại sứ quán Iran để gặp nhóm khủng bố, song đều kết thúc trong bế tắc.

QUYẾT ĐỊNH GIẢI CỨU

Sáng sớm ngày bắt giữ thứ tư (3/5), kẻ cầm đầu nhóm bắt cóc Oan Ali Mohammed nổi đóa sau khi biết BBC tối hôm trước đã không truyền tải đúng theo yêu cầu của hắn trên sóng truyền hình. 6 giờ sáng, Ali Mohammed liên lạc với cảnh sát, chỉ trích họ đã lừa gạt hắn. 

Tên này đòi chuyển điện thoại nói chuyện với một Đại sứ nước Arab nhưng các đàm phán viên cho biết họ vẫn đang thu xếp mời người tới thương lượng. Nhận thấy cảnh sát có dấu hiệu trì hoãn, Ali Mohammed tức tối tuyên bố rằng những con tin người Anh sẽ là đối tượng được thả sau cùng vì mánh lới của chính phủ nước này. Ngoài ra, một con tin sẽ bị giết ngay nếu Giám đốc quản lý Đài BBC Tony Crabb không đến hiện trường. Mãi tới 15 giờ 30 phút tức gần 10 tiếng sau khi bọn bắt cóc đòi gặp, Crabb mới tới trước cửa Đại sứ quán. Các tay súng đã yêu cầu Mustapha Karkouti, một phóng viên bị bắt làm con tin, viết lại một thông điệp khác rồi chuyển cho Crabb để phát sóng trên bản tin tới của BBC. Đổi lại, hai con tin sẽ được thả. 24 người bị bắt đã bàn bạc và quyết định để hai người là Hiyech Kanji, Ali-Guil Ghanzafar ra ngoài trước.

Đêm muộn 3/5, lúc đồng hồ gần điểm 23 giờ thì đội Đặc nhiệm Không quân SAS bắt đầu nhiệm vụ thăm dò phần mái của cơ quan ngoại giao Iran. Họ tìm thấy một cái giếng trời và phá khóa thành công nhằm sử dụng nó làm lối tiếp cận sau này nếu họ được lệnh đột kích vào tòa nhà. SAS cũng gắn dây vào các ống khói để các binh sĩ trượt vào bên trong cũng như đu qua cửa sổ nếu cần thiết.

Các đặc nhiệm thăm dò nóc của tòa đại sứ Iran.

Vụ bắt cóc chấn động xảy ra tại tòa nhà số 16 phố Princes Gate đã bước sang ngày thứ năm (4/5). Văn phòng Ngoại giao của Chính phủ Anh đã tổ chức thêm các cuộc họp với các đại sứ Arab nhằm thuyết phục họ tới Đại sứ quán Iran để gặp nhóm khủng bố, song đều kết thúc trong bế tắc. Các nhà ngoại giao khẳng định họ nên để nhóm bắt cóc ra khỏi Anh, đồng thời tin tưởng đây là biện pháp duy nhất và an toàn nhất, nhưng Chính phủ Anh cương quyết không bao giờ cấp máy bay để chúng thoát ra nước ngoài an toàn. Việc phóng viên Karkhoubi bỗng nhiên bị ốm mệt rồi sốt cao vào buổi tối hôm trước đã làm các nhà điều tra nảy lên ý tưởng can thiệp vào chỗ thức ăn họ chuyển vào bên trong tòa đại sứ quán với mục đích khiến mọi người yếu đi. John Dellow, chỉ huy chiến dịch giải cứu con tin, đã mời một bác sĩ cố vấn về khả năng này, song cuối cùng vẫn đi đến kết luận là “không khả thi”.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của đội SAS trong chiến dịch mang tên “Thợ săn lão luyện” này, bao gồm Chuẩn tướng Peter de la Billiere - Giám đốc Lượng lực đặc nhiệm, trung tá Mike Rose - chỉ huy chiến dịch và thiếu tá Hector Gullan - chỉ huy đội tấn công, đã dành cả ngày để lên kế hoạch cho một cuộc tấn công.

Càng lúc càng gay cấn

Rạng sáng ngày thứ 6, Ali Mohammed đánh thức viên cảnh sát Trevor Lock lúc rạng sáng vì cho rằng có ai đó đã đột nhập vào bên trong đại sứ quán. Lock bị buộc đi tìm kiếm nhưng không tìm thấy ai. Một lát sau, Ali Mohammed lại bắt Lock đi kiểm tra một chỗ phồng lên ở trên bức tường phân chia giữa tòa nhà ngoại giao Iran và Ethiopia nằm sát cạnh. Phần tường bị phồng ra này, thực chất, là do đội chống khủng bố đã cạy gạch và cài thiết bị nghe lén từ phía bên kia. Mặc dù vậy, viên cảnh sát đã nhanh trí trấn an tên đầu sỏ rằng ông không tin vào khả năng cảnh sát chuẩn bị tấn công tòa nhà. Tuy nhiên Ali Mohammed cho rằng phần tường bất thường này chắc hẳn phải “có vấn đề gì đó” nên đã di chuyển các con tin đi khỏi căn phòng bị giam giữ suốt bốn ngày qua tới chỗ khác.

Canh gác từ phía đằng sau.

Bầu không khí căng thẳng đã gia tăng trong suốt buổi sáng hôm đó. Tới 13 giờ chiều, Ali Mohammed tuyên bố sẽ sát hại một người nếu không được nói chuyện với một đại sứ của nước Arab trong vòng 45 phút. 13 giờ 40 phút, gã thông báo qua điện thoại rằng đã đưa Abbas Lavasani - trưởng đại diện báo chí của Đại sứ quán Iran - xuống lầu dưới và chuẩn bị xử tử ông ta. Theo lời kể của cảnh sát Lock, Lavasani đã nhiều lần thách thức những kẻ bắt giữ mình. Ông đã nói rằng nếu họ sắp sửa giết một con tin, thì ông muốn người đó là mình. Đúng 13 giờ 45 phút, 45 phút sau khi Ali Mohammed đòi gặp một đại sứ, ba tiếng súng đã vang lên từ bên trong tòa nhà.

Bộ trưởng Nội vụ Willie Whitelaw, Chủ tịch Ủy ban Khẩn cấp Chính phủ Anh (COBRA) đã vội vã rời một buổi họp quan trọng để quay trở lại trụ sở cách đó 30 km chỉ trong vòng 19 phút sau khi vụ nổ súng diễn ra. Chuẩn tướng Billière đã vắn tắt kế hoạch của SAS với Bộ trưởng Whitelaw, dự tính khoảng 40% con tin sẽ thiệt mạng trong cuộc đột kích. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ngài Bộ trưởng quyết định để đội SAS chuẩn bị tấn công tòa nhà trong thời gian ngắn và chỉ thị này đã chuyển đến tay trung tá Mike Rose lúc 15 giờ 50 phút. Đúng 17 giờ, hai nhóm đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của Lực lượng Không quân Anh đã sẵn sàng vào vị trí để tiến hành tấn công trong thời gian 10 phút.

Các đàm phán viên đã mời một thầy tế tại một thánh đường Hồi giáo của khu vực tới hiện trường lúc 18 giờ 20 phút để nói chuyện với nhóm bắt cóc, do lo ngại về “một thời khắc khủng hoảng” không mong muốn có thể bùng phát. Ba tiếng súng khác đã nổ ra lúc Ali Mohammed đang trò chuyện với thầy tế. Hắn thông báo một con tin vừa bị bắn chết và những người còn lại sẽ nhận kết thúc tương tự trong vòng 30 phút nếu yêu cầu của hắn không được thực hiện. Vài phút sau đó, thi thể của ông Lavasani bị ném ra khỏi cửa chính. Dựa vào khám nghiệm, nhân viên pháp y kết luận nhanh rằng Lavasani đã tử vong trước đó ít nhất một giờ, đồng nghĩa với ông không phải là nạn nhân của ba phát súng mới đây. Cảnh sát tin rằng còn đã có hai con tin bị sát hại, nhưng thực tế, bọn bắt cóc chỉ nổ súng giả vờ.

Sau diễn biến “tức nước vỡ bờ” đó, Cố vấn lực lượng cảnh sát David McNee đã liên lạc với Bộ trưởng Whitelaw để xin chuyển giao chiến dịch cho quân đội Anh. Thủ tướng Thatcher đã đồng ý ngay tức khắc. Lúc 19 giờ 7 phút, trung tá Rose được toàn quyền xử lý tình hình. Các đàm phán viên bắt đầu đánh lạc hướng bọn khủng bố bằng các đề nghị nhượng bộ, để ngăn chúng giết hại thêm con tin cũng như kéo dài thời gian cho SAS hoàn thiện kế hoạch đột kích. 19 giờ 23 phút, 22 đặc nhiệm SAS chia làm hai nhóm “Xanh” và “Đỏ” chính thức xé vòng vây hãm, tiến vào bên trong tòa nhà. 
Hoàng Trang
Lật lại vụ bắt con tin tại Đại sứ quán Iran - Kỳ cuối
Lật lại vụ bắt con tin tại Đại sứ quán Iran - Kỳ cuối

Trong lúc tên cầm đầu đang thương lượng qua điện thoại, lúc 19 giờ 23 phút ngày 5/5, 22 lính đặc nhiệm Không quân Anh (SAS) tham gia cuộc đột kích giải cứu con tin mang tên “Chiến dịch Thợ săn lão luyện” chính thức hành động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN