04:20 01/04/2012

TP.HCM thiệt hại nặng do hoàn lưu bão số 1

Đến 17 giờ 45 phút ngày 1/4, bão số 1 sau khi suy yếu thành áp thất nhiệt đới đã đi vào đất liền, gây ảnh ảnh hưởng trên địa bàn huyện Cần Giờ và một số quận trung tâm TP.Hồ Chí Minh, đã gây một số thiệt hại về tài sản của người dân trên địa bàn.

Đến 17 giờ 45 phút ngày 1/4, bão số 1 sau khi suy yếu thành áp thất nhiệt đới đã đi vào đất liền, gây ảnh ảnh hưởng trên địa bàn huyện Cần Giờ và một số quận trung tâm TP.Hồ Chí Minh, đã gây một số thiệt hại về tài sản của người dân trên địa bàn.

Theo thống kê sơ bộ của huyện Cần Giờ, đến thời điểm này trên địa bàn huyện có 2 căn nhà bị sập, 13 căn nhà bị tốc mái, 7 chiếc ghe bị chìm và một chiếc ghe bị trôi. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có hàng chục cây xanh dọc các tuyến đường bị gẫy đổ, ngã 1 trụ điện. Ngay sau khi lượng mưa và gió suy giảm, ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh cùng với Ban chi huy Phòng chống lụt bão vả Tìm kiếm cứu nạn TP.Hồ Chí Minh cũng lãnh đạo huyện Cần Giờ đã đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại.


Thu dọn cây bị đổ do bão số 1 trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Ảnh: Thanh Vũ- TTXVN.


Do ảnh hưởng của bão số 1, trong ngày 1/4 khu vực trung tâm TP.Hồ Chí Minh đã liên tục xuất hiện mưa lớn, nhất là lúc bão đi vào đất liền đã làm cho nhiều tuyến đường bị ngập cục bộ. Mua lớn kèm gió lốc cũng đã làm nhiều cây xanh trên các tuyến đường trong thành phố có cây xanh bị bật gốc như Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Thủ… Một vụ sập giàn giáo xây dựng tại số 11 Thái Văn Lung. Đặc biệt, trên tuyến đường Tỉnh lộ 25B, quận 2 do Bến phà Cát Lái (nối liền giữa quận 2 và huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) tạm ngưng hoạt động đã bị kẹt xe nghiêm trọng, kéo dài hàng km. Do ảnh hưởng của mưa bão, một số khu vực ở quận 2 cũng đã mất điện.

* Tại Kiên Giang: Do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh xuất hiện những cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ, vừa có lợi cho phòng chống cháy (PCCR) rừng mùa khô và xuống giống vụ hè thu sớm, vừa gây khó khăn cho thu hoạch lúa đông xuân muộn.

Mưa bão những ngày qua làm cho nhiều trà lúa đông xuân muộn trong tỉnh Kiên Giang bị ngã đổ, gây khó khăn trong thu hoạch lúa của nông dân. Nhiều trà lúa đã chín rục ngoài đồng, nhưng nông dân đang trong tình trạng thiếu máy gặt đập liên hợp và nhân công lao động thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lúa hàng hóa và xay xát chế biến sản phẩm gạo xuất khẩu. Hiện nay, giá thuê lao động cắt lúa theo cách thủ công truyền thống từ 4 - 5 triệu đồng/ha và thu hoạch bằng cơ giới 3 - 4 triệu đồng/ha, cao gần gấp đôi so với đầu vụ thu hoạch. Việc phơi, sấy lúa cũng đang gặp nhiều trở ngại do đây là giai đoạn cao điểm của mùa khô nông dân không chuẩn bị trước lò sấy, nắng yếu xen lẫn với xuất hiện những cơn mưa bất thường đổ xuống, làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa, gạo. Ngoài ra, chi phí đầu tư sản xuất lúa tăng thêm và thất thoát sau thu hoạch 7 - 10%, những giá lúa đang sụt giảm trên thị trường, dao động ở mức 5.000 - 5.100 đồng/kg làm cho nông dân không có lãi cao.

Tuy nhiên, n hững cơn mưa lớn này cũng đã làm hạ nhiệt, giảm áp lực cháy rừng đang dự báo cháy cấp 3, cấp 4 và đang ở mức cấp cực kỳ nguy hiểm ở lâm phần rừng tràm vùng U Minh Thượng, Hòn Đất, Kiên Lương, rừng trên đảo Phú Quốc và đồng cỏ bàng Phú Mỹ (Giang Thành). Nguy cơ cháy rừng ở đây không còn ở cấp cực kỳ nguy hiểm và giảm đáng kể. Đồng thời, mưa bão đã cung cấp một lượng nước khá lớn tưới cho những trà lúa hè thu sớm vừa xuống giống ở các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, khắc phục việc xâm nhập mặn vào đồng ruộng. Bà con nông dân tranh thủ cày cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng để tiếp tục gieo sạ lúa hè thu đúng lịch thời vụ, nhằm hạn chế sâu bệnh, rầy nâu gây hại và tránh lũ.


Anh Tuấn, Huy Hải