TP Hồ Chí Minh: Sẽ hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến người dân khi đổi tên đường

Theo Sở Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan để có phương án phù hợp khi điều chỉnh tên đường, nhằm hạn chế tối đa các tác động ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Chú thích ảnh
Ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh trả lời báo chí chiều 16/2.

Chiều 16/2, ông Lâm Ngô Hoàng Anh, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 2.000 tuyến đường đã được đặt tên. Sở cũng đã phối hợp với địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc bổ sung địa danh, tên nhân vật lịch sử, tên Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... vào ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn. 

"Việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều tuyến đường được xây mới và đưa vào sử dụng, một số tổ chức, đơn vị đã chủ động đặt tên đường theo số thứ tự, chữ cái A, B, C hoặc tên địa danh gắn với số thứ tự. Qua thống kê, Thành phố có 311 đường trùng tên với 132 tên đường; 38 tên đường đặt không chính xác tên nhân vật lịch sử hoặc địa danh, tên đường sai so với quyết định đặt tên đường của UBND TP Hồ Chí Minh; 21 tên đường không có ý nghĩa về lịch sử - văn hóa; số còn lại gồm những tên đường là các nhân vật lịch sử gọi theo phương ngữ hoặc húy kỵ...", ông Lâm Ngô Hoàng Anh cho biết.

Theo ông Lâm Ngô Hoàng Anh, sắp tới, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan lấy ý kiến của người dân, Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn để có phương án điều chỉnh tên đường phù hợp nhất; trong đó, đặt mục tiêu là hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của người dân khi đổi tên đường. 

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về Luật Đất đai sửa đổi 2013
TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về Luật Đất đai sửa đổi 2013

Theo người dân TP Hồ Chí Minh, Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi) cần sát hơn với biến đổi của thực tiễn nền kinh tế - xã hội đất nước, địa phương, nhất là thống nhất quy định giữa các luật với nhau, tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo như thời gian qua.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN