Tướng lĩnh Canada không muốn tăng căng thẳng với Nga

Một số tướng lĩnh Canada cho rằng tình hình kinh tế khó khăn do giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt không tạo ra bất ổn lớn đối với Nga mà ngược lại, còn có thể dẫn đến tình trạng áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh nguy hiểm hơn.

Theo giới tướng lĩnh Canada, Nga hiện nắm trong tay nhiều loại vũ khí nguy hiểm, và cũng đang tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, do đó đối đầu với Nga bằng sức mạnh quân sự là rất khó khăn.

Đại sứ Canada tại Nga nhận nhiệm vụ trong lúc căng thẳng giữa hai nước tăng cao.


Giới tướng lĩnh Canada cho rằng lãnh đạo Nga vẫn duy trì quan điểm cứng rắn nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia, bất chấp sức ép từ lệnh trừng phạt của phương Tây và tình hình kinh tế khó khăn. Chắc chắn Nga sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự và hệ thống quốc phòng của nước này nhằm bảo vệ đất nước trước tình thế khó khăn hiện nay. Nga đang thúc đẩy việc thành lập các đơn vị quân đội ở Crimea và triển khai quân đội ở khu vực Bắc Cực.

Nga đang điều chỉnh hoạt động triển khai quốc phòng và tăng tốc độ hiện đại hóa quân đội. Dự báo ngân sách quốc phòng của Nga trong năm 2015 sẽ tăng kỷ lục lên 3.300 tỷ ruble (tương đương 64 tỷ USD). Và ngân sách năm 2016 và 2017 sẽ lần lượt là 3.100 tỷ ruble (60 tỷ USD) và 3.230 tỷ ruble (63 tỷ USD).

Trong lĩnh vực hiện đại hóa quân đội, Nga lên kế hoạch tới năm 2020 sẽ hiện đại hóa ít nhất 70% số các thiết bị của lực lượng quân sự và 85% số vũ khí hạt nhân chiến lược, với ngân sách cho phép là 20.000 tỷ ruble (hơn 391 tỷ USD). Vận động tòng quân, nâng cấp vũ khí và nhiều biện pháp nữa đang được tất cả các quân chủng của quân đội Nga thực hiện.

Các tướng lĩnh Canada nhận định, trước sự bao vây cô lập của phương Tây, Nga đang chuyển hướng quan hệ đối ngoại sang phía Đông, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2014, Nga đã tìm cách cường quan hệ với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Việt Nam, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK), với hàng loạt thỏa thuận lớn đã được ký kết.

Tổng thống Putin cũng khẳng định sẽ khôi phục và tăng cường các mối quan hệ truyền thống với khu vực phía Nam của châu Mỹ và sẽ tiếp tục hợp tác với các nước châu Phi và Trung Đông.

Việc tiếp tục gây sức ép và bất ổn hơn nữa đối với Nga là ít tác dụng, bởi sự bất ổn lớn hơn không có lợi cho bất kỳ ai, nhất là Canada. Và vì thế, vấn đề Nga, Đông Âu và Ukraine nên để NATO quan tâm giải quyết. Với tình hình hiện nay, Canada không nên có những cam kết can thiệp sâu và dài hạn tại Ukraine.

Thời gian qua, Chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harper luôn đi đầu trong việc lên án và chỉ trích Nga là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay. Ngày 8/12, trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson đã ký Ý định thư (DoI) với người đồng cấp nước này, Thượng tướng Stephen Poltorak.

Ý định thư không phải là cam kết có tính ràng buộc về mặt pháp lý giữa hai nước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, Canada hay Ukraine. Tuy nhiên, vẫn là cam kết mở rộng hợp tác quân sự, đặc biệt là về xây dựng tiềm lực quốc phòng thông qua hoạt động hỗ trợ huấn luyện cho lực lượng quân cảnh, các biện pháp y tế và bảo vệ sức khỏe.


Lê Hoàng






Nga: Mỹ, Canada hủy hoại nỗ lực giải quyết khủng hoảng Ukraine
Nga: Mỹ, Canada hủy hoại nỗ lực giải quyết khủng hoảng Ukraine

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và Canada nhằm vào Moskva đang hủy hoại những nỗ lực giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN