Trung-Nhật thực hiện cơ chế quản lý khủng hoảng trên biển

Ngày 29/1, theo Tân Hoa xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo nước này và Nhật Bản đã nhất trí sớm thực hiện cơ chế quản lý khủng hoảng trên biển và trên không.

Tàu hải giám Trung Quốc gần khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, trên Biển Hoa Đông ngày 16/3/2014. Ảnh: AFP-TTXVN.


Phát biểu trong cuộc họp báo hàng tháng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân cho biết hai nước đã đạt được sự nhất trí về nhiều lĩnh vực tại cuộc đàm phán trong tháng này ở Tokyo, bao gồm tái khẳng định các thỏa thuận trước đó về mục tiêu, thể chế, hoạt động và các vấn đề kỹ thuật của cơ chế này; nhất trí thay đổi tên gọi thành "cơ chế quản lý khủng hoảng trên biển và trên không" nhằm thực hiện hiệu quả hơn công tác tham vấn về các vấn đề liên quan. Hai bên cùng cho rằng các điều kiện để thực hiện cơ chế này đã được đáp ứng và nhất trí thực hiện vào thời gian sớm nhất có thể". 


Cơ chế tham vấn cấp cao về các vấn đề hàng hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản được khởi động vào năm 2012 và đến tháng 6/2012 hai bên đã tiến hành ba cuộc gặp. Tuy nhiên, tiến trình này đã bị gián đoạn sau khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hoá một số hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Tháng 11/2014, hai bên đã ký một thỏa thuận 4 điểm tại Bắc Kinh, theo đó nhất trí khôi phục các cuộc đối thoại về chính trị, ngoại giao và an ninh.



TTXVN/Tin tức

Nhật Bản cáo buộc ba tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải
Nhật Bản cáo buộc ba tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải

3 tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã đi vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN