Trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương

(?) Bác sĩ nói con tôi bị còi xương thể bụ bẫm. Tại sao cháu lại bị như vậy, điều trị và phòng bệnh như thế nào, thưa BS?
Trần Lan Anh (Hà Nội)

Thông thường, khi nói đến còi xương các bà mẹ thường nghĩ ngay đến một đứa trẻ còi cọc thấp bé, nhưng không phải như vậy. Còi xương thực ra chỉ là tình trạng mềm xương, thưa xương ở trẻ em do thiếu can xi, nhiều trẻ do phát triển nhanh rất bụ bẫm nhưng nhu cầu về can xi và vitamin D cao hơn trẻ phát triển bình thường nên nguy cơ mắc bệnh còi xương lại càng cao. Còi xương thể bụ bẫm là bệnh còi xương trên những trẻ bị thừa cân nhưng chậm phát triển vận động, chậm mọc răng, rối loạn giấc ngủ, rụng tóc, đầu bẹp...

Để phòng ngừa bệnh còi xương cần cho trẻ tắm nắng thường xuyên mỗi ngày 30 phút trước 9 giờ sáng, nếu mùa đông không tắm nắng được thì phải cho trẻ uống vitamin D ngay sau sinh mỗi ngày 400 UI, cho trẻ bú sữa mẹ, bà mẹ có thể uống thêm vitamin D và can xi. Khi ăn dặm cho trẻ ăn các thực phẩm giàu can xi như sữa, tôm, cua, cá. Các bữa ăn phải đủ dầu mỡ để trẻ hấp thu được vitamin D.

Ths.BS Lê Thị Hải(Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN