Tổng thống Putin không chấp nhận tối hậu thư về Ukraine

Nga sẽ không chấp chận bất kỳ tối hậu thư nào liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Đây là tuyên bố mới nhất của Điện Kremlin về lập trường kiên định của Nga trước sức ép gia tăng từ phương Tây.

Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel gặp gỡ hồi tháng 6/2014.


Phát biểu trên Đài Phát thanh Nga ngày 9/2, người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, khẳng định Moskva luôn đề cao tinh thần đối thoại tôn trọng trong các cuộc hòa đàm và không nước nào có thể hành xử theo kiểu áp đặt, đưa ra các tối hậu thư với Nga.

Tuyên bố trên của quan chức Điện Kremlin được đưa ra sau khi tờ "Wall Street Journal" (Nhật báo Phố Wall) của Mỹ thông báo Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ra một tối hậu thư cho Tổng thống Putin, trong đó yêu cầu Nga chấp nhận kế hoạch hòa bình của Pháp và Đức về giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine trước ngày 11/2 tới, nếu không muốn phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới. Ngày 11/2 cũng là thời điểm các nhà lãnh đạo Đức, Nga, Pháp và Ukraine nhất trí tiến hành hội nghị thượng đỉnh 4 bên tại thủ đô Minsk của Belarus để thảo luận về tình hình của Ukraine. Về cuộc gặp sắp tới này, Tổng thống Putin đã cảnh báo ông sẽ chỉ tham dự nếu trước đó, lãnh đạo các nước đạt được đồng thuận về nhiều vấn đề.

Trước đó, ngày 6/2, Tổng thống Nga, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đã có cuộc gặp ba bên tại Moskva, thảo luận biện pháp chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine. Các nhà lãnh đạo đã trao đổi vấn đề ngừng bắn, tổ chức bầu cử ở miền Đông Ukraine và việc kiểm soát đường biên giới giữa Ukraine và Nga. Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp cũng đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine với đề xuất về một khu vực phi quân sự mở rộng từ 50-70 km và trao quyền tự trị rộng rãi hơn cho khu vực miền Đông Ukraine.

Giới phân tích phương Tây nhận định rằng chính thắng lợi quân sự của lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine và nguy cơ sụp đổ của chính quyền Kiev đã buộc Đức và Pháp phải đưa ra sáng kiến hòa bình mới. Trong khi đó, Mỹ cho biết đang cân nhắc khả năng viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine.


TTXVN/Tin Tức
Đức với hai quyết định 'Không' ở Iraq và Ukraine
Đức với hai quyết định 'Không' ở Iraq và Ukraine

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đặt giải pháp ngoại giao cho vấn đề Ukraine, thay vì đổ vũ khí vào quốc gia này để đẩy lui lực lượng li khai ở miền Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN