Sudan, Ai Cập và Ethiopia đàm phán phân chia nguồn lợi thủy điện

Sudan, Ai Cập và Ethiopia ngày 25/8 đã bắt đầu các cuộc đàm phán tại Khartoum (thủ đô Sudan) nhằm giải quyết tranh cãi liên quan đến dự án đập thủy điện Đại Phục hưng (Grand Renaissance) mà Ethiopia đang xây dựng trên sông Nile.

 

Những cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Ai Cập bày tỏ lo ngại về việc dự án xây dựng đập thủy điện trên có thể làm giảm nguồn cung cấp nước cho quốc gia này. Theo Bộ trưởng Nguồn nước và Điện lực Sudan, Muattaz Musa Abdallah Salim, đây sẽ là những cuộc đàm phán mấu chốt và cuối cùng để tiến tới một giải pháp toàn cầu cho vấn đề đập Đại Phục hưng.

 

Ethiopia bắt đầu đổi hướng chảy của sông Nile hồi tháng 5 năm ngoái để xây dựng đập Đại Phục hưng, dự kiến sẽ trở thành đập thủy điện lớn nhất châu Phi sau khi được hoàn thành vào năm 2017 với chi phí dự tính lên tới 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, dự án trên đã vấp phải sự phản đối từ phía Ai Cập vì cho rằng đập Đại Phục hưng sẽ làm gián đoạn dòng chảy của sông Nile.

 

Theo một thỏa thuận ký kết với Anh năm 1929, Ai C ập có quyền phủ quyết bất kỳ dự án nào tại các nước thượng nguồn ảnh hưởng đến lưu lượng nước sông Nile chảy qua lãnh thổ nước này, song thỏa thuận đó chỉ mang tính ràng buộc đối với 3 quốc gia thượng nguồn từng là thuộc địa của Anh gồm Tanzania, Kenya và Uganda.

 

Năm 1959, Ai Cập và Sudan ký một thỏa thuận cho phép Cairo khai thác 66% tổng lưu lượng nước sông Nile mỗi năm, trong khi Sudan được khai thác 22% (tỷ lệ 12% còn lại thất thoát do nước bay hơi). Tuy nhiên, các nước thượng nguồn cho rằng họ không phải là một bên tham gia ký kết thoả thuận trên và do vậy không thừa nhận tính chất hợp pháp của văn bản này. Tháng 5/2010, Ethiopia soạn thảo một thỏa thuận mới, theo đó cho phép các nước khác thuộc lưu vực sông Nile được thực hiện các dự án khai thác nguồn nước mà không cần sự chấp thuận của Ai Cập.

 

TTXVN/ Tin Tức

Phát hiện thành phố 2.000 năm dưới sông Nile
Phát hiện thành phố 2.000 năm dưới sông Nile

Các nhà khảo cổ Ai Cập và Italy vừa phát hiện tàn tích của một thành phố cổ có niên đại từ hơn 2.000 năm trước đây, bị chôn vùi dưới lớp bùn dày đưới đáy sông Nile. Vị trí của thành phố ở gần thị trấn Rosetta, thuộc tỉnh Beheira ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN