Phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình (Tiếp theo)

6. Phong tục cho phép được nhận người khác làm con nuôi hoặc làm con nuôi người khác, mà không phân biệt họ hàng, dân tộc. Người nhận nuôi con nuôi phải là người có vợ hoặc có chồng. Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em không có nơi nương tựa và không tự nuôi sống được bản thân.

7. Phong tục, tập quán nhận trẻ em mồ côi cha, mẹ, làm con nuôi, chăm sóc con nuôi, coi con nuôi như con đẻ, con nuôi và con đẻ coi nhau như anh, em ruột thịt, con nuôi được hưởng các quyền như con đẻ.

8. Phong tục, tập quán chấp nhận hôn nhân giữa người thuộc dân tộc mình với người thuộc dân tộc khác.

9. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc nuôi dạy con, có sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Các bậc cha, mẹ dạy dỗ, chỉ bảo con bằng những lời nói dịu dàng, giáo dục con tinh thần lao động cần cù, tạo cho con có ý thức lao động và tự lập. Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không có sự cách biệt.

10. Quan hệ hôn nhân và gia đình bền vững.

Theo Ủy ban Dân tộc

Phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình

Nghị định 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/2002 về Quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số khuyến khích và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN