Phát hiện bệnh gút sau khi xét nghiệm máu

Hiện nay, ở Việt Nam bệnh gút xảy ra với mọi thành phần, trong đó những người thường xuyên phải tiếp khách, uống nhiều bia rượu…có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thạc sĩ, luật sư Phạm Thanh Bình chia sẻ: “Công việc văn phòng ít vận động, lại hay phải tiếp đãi đối tác nên tôi sử dụng nhiều bia rượu và ăn các món giàu đạm. Theo tôi, khám sức khỏe định kỳ vô cùng quan trọng, bình thường sức khỏe của tôi rất tốt, chỉ đến khi làm xét nghiệm máu mới phát hiện ra mình bị bệnh gút”.

 

Không có dấu hiệu nào của bệnh

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình 56 tuổi là giám đốc Công ty Luật Bảo Ngọc thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội. Bình thường, ông Bình là người rất quan tâm tới việc giữ gìn và chăm sóc sức khỏe. Hơn chục năm nay, ông đều giữ thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.


 

Luật sư Phạm Thanh Bình

 

Giữa năm 2010, một lần đi khám bệnh thử máu tại bệnh viện thì bác sĩ kết luận ông Bình đã bị gút, lượng acid uric trong máu tăng cao ở mức 510 µmol/l trong khi chỉ số này tối đa ở nam giới là 420 µmol/l. Tuy nhiên sau khi khám và kiểm tra các khớp xương của ông Bình thì vị bác sĩ cũng ngạc nhiên vì trên người không hề có dấu hiệu nào của căn bệnh này. Lý giải cho điều này, bác sĩ đã giải thích rằng bệnh gút có rất nhiều biểu hiện và nhiều thể bệnh khác nhau, có thể do ông Bình thường xuyên sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng như: tuần hoàn máu, hạ men gan, dầu cá, sụn cá mập, tảo… nên đã góp phần đào thải bớt lượng acid uric và làm mất các triệu chứng bệnh gút.

 

Bắt đúng bệnh dùng đúng thuốc


Luật sư Bình cho biết, bạn bè ông cũng có nhiều người bị bệnh gút. Các khớp gối, cổ chân và đặc biệt là ngón chân cái của họ thường bị tổn thương, sưng nề và đau ghê gớm chứ không như ông. Biết mình bị bệnh gút, tuy nhẹ nhưng ông Bình ý thức ngay là phải tìm thuốc chữa trị bệnh này càng sớm càng tốt. Gọi điện thoại cho mấy người bạn là bác sĩ và cho những người bạn bị bệnh gút, ông Bình vỡ ra rằng, căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn mà phải dùng thuốc để đào thải và giữ lượng acid uric trong máu ở mức ổn định.


Một người bạn là bác sĩ khuyên ông Bình nên tìm sản phẩm từ dược liệu chứ không nên uống colchicin vì thuốc này dùng trong trường hợp đau gút cấp để giảm đau còn ông Bình chưa bị đau đớn gì thì chỉ nên uống 1 đợt thuốc đông y để thải trừ acid uric là sẽ ổn. Hơn nữa, uống colchicin lâu ngày sẽ gây tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, suy thận… Người bạn này còn tặng cho ông Bình 1 hộp Viên Gout Tâm Bình dùng thử vì “đã có rất nhiều người kiểm soát được bệnh gút nhờ sản phẩm này”. Uống 10 ngày hết 1 lọ, ông thấy cơ thể không mệt mỏi và không gây tác dụng phụ gì nên quyết định mua thêm về uống. Ông Bình kể: “Uống Gout Tâm Bình liên tục trong 3 tháng, tôi đi xét nghiệm máu thì lượng acid uric giảm xuống còn 430 µmol/l. Sau đó tôi uống thêm 3 tháng nữa thì hiện nay chỉ số acid uric của tôi hạ xuống ở mức của người bình thường là 390 µmol/l. Bây giờ, tôi không uống Gout Tâm Bình liên tục nữa nhưng hôm nào đi ăn tiệc hoặc uống nhiều bia rượu quá thì vẫn lấy ra uống một đợt vài ngày”. Ông Bình cũng chia sẻ thêm, trước đây nửa đêm hoặc gần về sáng ông thường xuyên phải tỉnh giấc vì nhu cầu đi tiểu đêm nhưng từ ngày uống Gout của Tâm Bình, ông thấy hạn chế hẳn hiện tượng này, giấc ngủ cũng ngon hơn. Đó là do sản phẩm này ngoài tác dụng giảm acid uric trong máu còn có có công dụng bồi bổ can thận.


Khi được hỏi về bí quyết đẩy lùi căn bệnh gút, luật sư Bình cho biết: “Qua trường hợp của tôi, tôi thấy cách phát hiện gút nhanh nhất là khám sức khỏe tổng quát nên tôi có lời khuyên với các quý ông là cứ 6 tháng cần kiểm tra sức khỏe 1 lần. Cũng nên chú ý trong việc ăn uống, sử dụng rượu bia khi tiếp khách để phòng ngừa bệnh.”


Bài và ảnh: Nguyễn Đức Tâm

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN