Nỗi đau sau chiến tranh

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng tai nạn do bom mìn vẫn liên tục xảy ra trên đất nước ta. Bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước...

Theo thống kê, từ khi kết thúc chiến tranh đến năm 2000, cả nước đã có 42.135 người chết và 62.163 người bị thương do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra. Nạn nhân bom mìn chủ yếu là những người lao động chính trong gia đình và trẻ em. Nhiều người bị tàn tật suốt đời, tạo ra gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, bom mìn, vật nổ còn gây ra tâm lý hoang mang cho người dân.
 
Trước thực trạng trên, tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 504).

Vừa qua, phóng viên Báo Tin Tức cùng cán bộ Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam (Binh chủng Công binh) đã về thăm và tặng quà các nạn nhân bị tai nạn bom mìn tại các tỉnh miền Trung.

Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên Tin Tức ghi lại tại Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị và Hà Tĩnh:




Đại tá Nguyễn Anh Phương và cán bộ Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam tặng quà cho ông Nguyễn Văn Thương, xóm 1, thôn Thế Long, xã Tịnh Phong (Quảng Ngãi) bị tai nạn bom mìn trong khi làm vườn năm 1978.





Cán bộ Trung tâm hành động khắc phục bom mìn Việt Nam tặng quà cho gia đình chị Hồ Thị Xuân, dân tộc Pa Cô, thôn Khơ 1, thị trấn Krông Klang, huyện Dakrông (Quảng Trị). Vào đúng ngày 29 Tết năm 2009, trong khi đi làm rẫy, chồng chị là anh Hồ Văn Nguyên đã cuốc phải mìn và tử vong tại chỗ.

.



Tháng 9/2011, trong lúc rà tìm phế liệu, anh Nguyễn Xuân Thiết, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã bị tai nạn do mìn nổ làm cụt hai chân, mất 4 ngòn tay trái.





Còn anh Trần Văn Hiếu, sinh năm 1978 ở Khu phố Hòa Lý, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) "vớ" quả đạn M79 trong lúc lặn biển. Sau đó, anh mang "chiến lợi phẩm" lên mạn thuyền, đập lấy sắt vụn. Đạn nổ làm anh cụt chân và tay trái, cả chiếc thuyền vỡ tan chìm xuống biển.





Thương tâm không kém là hoàn cảnh của chị Ngô Thị Mộng, 40 tuổi ở thôn 5, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế). Trong lúc san nền sân nhà, chị đã vấp phải quả đạn M14 gây nổ làm cụt chân phải.





Còn đây là nạn nhân Võ Đức Thịnh, 36 tuổi ở thôn Phú Hòa, xã Hương Phú, huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế). Năm 1995, trong lúc đi làm rẫy, anh cuốc phải mìn, gây nổ làm cụt tay phải, mắt phải bị chấn thương không nhìn rõ.





Anh Võ Đức Quốc 52 tuổi, thôn An Điềm 2, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đào đất tại vườn nhà vào năm 1985 đã gặp phải mìn. Vụ nổ làm một người chết tại chỗ, bản thân anh bị cụt chân phải, tay trái, mắt phải bị mù. Vào những ngày trái gió, trở trời anh thường lên cơn co giật và tinh thần hoảng loạn, hiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.





Và đây là nạn nhân Nguyễn Tài, 61 tuổi ở xóm 2, thôn Thế Lòng, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Năm 1977, trong lúc cùng anh em đi dò gỡ mìn thì mìn nổ làm ông bị cụt một chân.


Chùm ảnh: Nguyễn Viết Tôn






Trả lại màu xanh cho vùng “đất chết”
Trả lại màu xanh cho vùng “đất chết”

Hiện nay với tốc độ rà phá bom mìn bình quân khoảng 20.000 ha/năm thì để làm sạch hết 6,6 triệu héc-ta ô nhiễm bom mìn trên cả nước thì phải mất 300 năm nữa mới hoàn thành...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN