Những người có nguy cơ nhiễm bệnh lao

Như đã phân tích trong các số báo trước, người có nguy cơ nhiễm Bacille de koch (BK) nhiều nhất là công nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm như: công nhân vệ sinh, khai khoáng, mỏ đá, dệt may… Công nhân môi trường chăn nuôi đại gia súc, công nhân vắt sữa, chăm thú như: trâu, bò, chó, mèo, lợn… Nhân viên y tế tại các viện phổi, viện điều dưỡng. Bởi vậy cách phòng bệnh tốt nhất là dùng các trang thiết bị bảo hộ lao động như: khẩu trang, găng tay, ủng… theo đúng quy định.


Trẻ em thường rất dễ bị sơ nhiễm lao nên việc tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế là hết sức quan trọng. Việc phòng lao là yếu tố quan trọng đối với mọi người, vì ngày nay rất nhiều thể lao có khả năng kháng thuốc rất cao. Hơn nữa, khi đã mắc bệnh, việc điều trị đến khỏi là rất vất vả và tốn kém, dù lao là bệnh xã hội, được Nhà nước cấp thuốc miễn phí cho người bệnh.


Với bệnh lao đang tiến triển: Chiếu phổi thấy hình ảnh tổn thương do lao kèm theo thể tích huyết trầm cao (20 mm), người bệnh sốt về chiều, sút cân nhanh, ăn ngủ kém, mệt mỏi, tức ngực, ho thành cơn vào sớm ngủ dậy… Đó là lao đang phát triển, bác sỹ sẽ cho điều trị nội khoa theo phương pháp DOS. Kết quả nhanh và khả quan hơn các phương pháp cổ điển.


Người bệnh cần được sống nơi thoáng khí, đủ ánh sáng, phải giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tin vào thầy thuốc. Uống thuốc đúng liều, đúng cách, đúng giai đoạn mắc bệnh theo chỉ định của thầy thuốc. Ăn thức ăn giàu calo, nhiều đạm, tránh các chất tanh, mỡ, dầu, chất béo.


DS Chu Ngọc Tần

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN