Nhóm tiếp xúc về Ukraine sẽ tiếp tục hoạt động

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 21/11 đã có cuộc điện đàm, trong đó hai bên nhất trí tiếp tục duy trì hoạt động của Nhóm tiếp xúc về Ukraine.

Người phát ngôn Tổng thống Ukraine cho biết hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng việc duy trì hoạt động của nhóm tiếp xúc 3 bên là một cơ chế quan trọng đảm bảo thực hiện thỏa thuận Minsk để giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Donetsk và Lugansk, miền Đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (phải) và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: DPA


Trước đó, đại diện Cộng hòa Donesk tự xưng Denis Pusilin tuyên bố đại diện Cộng hòa Donetsk và Lugansk dự kiến sớm tới Minsk (Belarus) tham gia hoạt động của nhóm tiếp xúc.

Trong khi đó người phát ngôn Nhà Trắng tháp tùng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Ukraine tuyên bố Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chờ đợi Ukraine thể hiện quyết tâm theo đuổi các chương trình cải cách.

Nhóm này không thể đưa ra gói tài trợ lớn cho Kiev cũng như thảo luận các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga nếu Kiev không chứng tỏ quyết tâm thực hiện các cải cách kinh tế và chính trị. Ông này cho biết phần lớn các cuộc hội đàm của ông Biden ở Kiev là về biện pháp đối phó với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.

Tuy Mỹ vẫn chủ trương không từ bỏ thỏa thuận Minsk vốn cũng được tất cả các bên nhất trí, nhưng cho rằng để nối lại đàm phán về giải quyết cuộc xung đột tại miền Đông Nam Ukraine cần phải đợi thời điểm thích hợp.

Trước đó ngày 20/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố thỏa thuận Minsk vẫn giữ nguyên giá trị, tuy nhiên vấn đề cải cách hiến pháp vẫn chưa được chính quyền Kiev thực hiện. Nga sẽ nỗ lực để duy trì các thỏa thuận này và điều quan trọng là phải có đàm phán trực tiếp giữa chính quyền Kiev với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông.


Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeffrey Rathke ngày 21/11 tuyên bố Mỹ và các đối tác có thể siết chặt trừng phạt Nga nếu nước này không thay đổi chính sách đối với Ukraine, song cũng tái khẳng định không sử dụng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng này.

Còn người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Stiv Warren cho biết Mỹ ngày 20/11 đã chuyển giao cho Ukraine lô vũ khí đầu tiên gồm 3 radar hạng nhẹ dùng để phát hiện và tiêu diệt các khẩu đội súng cối. Dự kiến Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine 20 hệ thống rađa loại này.


TTXVN/Tin tức

Liên minh cầm quyền Ukraine ưu tiên gia nhập NATO
Liên minh cầm quyền Ukraine ưu tiên gia nhập NATO

Các chính đảng ở Ukraine đã nhất trí ưu tiên việc Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong một thỏa thuận thành lập liên minh cho phép họ nắm giữ đa số ghế trong quốc hội.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN