Nhiều thực phẩm nhiễm độc

Không chỉ với các sản phẩm nhập từ Trung Quốc mà ngay cả sản phẩm trong nước như măng, thịt bò khô, cá đều có chứa chất độc salmonella, histamin, lưu huỳnh, e.coli, sunfite… vượt ngưỡng. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

Mới đây, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã lấy 40 mẫu thịt bò khô (20 mẫu ở Hà Nội và 20 mẫu ở TP. Hồ Chí Minh) để kiểm tra. Qua đó cho thấy điều kiện bao gói, nhãn mác tất cả đều không đạt yêu cầu. Còn đối với chỉ tiêu vi sinh vật (E.coli, salmonella), các mẫu ở Hà Nội đều bảo đảm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên có 3/20 mẫu dương tính với sudan (chất tạo màu). Tại TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 1/20 mẫu nhiễm vi khuẩn salmonella vượt quá giới hạn cho phép.

Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 50 mẫu măng (27 mẫu măng khô, 21 mẫu măng tươi, măng chua và 2 mẫu măng ướt) tại các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Thanh Hóa để kiểm nghiệm về chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm như kim loại nặng, cyanide, lưu huỳnh và sunfite.


Nhiều mẫu hoa quả Trung Quốc bày bán trên thị trường có chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép.


Kết quả kiểm tra, 50 mẫu măng đều đạt chỉ tiêu về kim loại nặng, 27/27 mẫu măng khô phát hiện có chứa lưu huỳnh, sunfite vượt ngưỡng cho phép (500 ppm). Độc tố tự nhiên cyanide trong măng tươi, măng chua được phát hiện có hàm lượng cao. Kiểm tra 182 mẫu hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc phát hiện có 2 mẫu lựu chứa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Việc sử dụng lưu huỳnh để sấy măng khô sẽ gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường xung quanh và đặc biệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người sản xuất và tiêu dùng.

Đối với chỉ tiêu ô nhiễm vi sinh vật (e.coli và salmonella): 17/90 (19%) mẫu cá biển nhiễm ecoli vượt quá giới hạn cho phép (>100CFU/g), 13/43 mẫu cá biển (30%) nhiễm salmonella vượt ngưỡng cho phép. Trong tất cả các mẫu bị nhiễm, hầu hết đều được phát hiện tại các chợ bán lẻ, chợ bán buôn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Với chỉ tiêu histamin: 14/45 mẫu (31%) phát hiện có chất này vượt mức cho phép, trong đó tại chợ bán buôn 2/11 (18%) và chợ bán lẻ 11/20 (55%). Như vậy, việc duy trì điều kiện bảo quản (nhanh, sạch, lạnh) không đảm bảo dẫn đến biến đổi chất lượng, tỷ lệ mẫu nhiễm histamin vượt mức cho phép tăng từ 18% lên 55%.

Histamin ở nồng độ thấp vẫn có thể gây ngứa, dị ứng còn cao hơn thì gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong. Chất này bền nhiệt, nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn giữ nguyên tồn dư nên rất độc cho người tiêu dùng.

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát yêu cầu cần đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra không chỉ với các lô hàng nhập từ nước ngoài mà hàng trong nước cũng cần tăng cường kiểm tra. Bởi rau quả, thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại không hoàn toàn có xuất xứ từ nước ngoài mà có cả yếu tố nội địa.


Theo Suckhoedoisong.vn
40% thực phẩm chức năng tại VN là nhập khẩu
40% thực phẩm chức năng tại VN là nhập khẩu

Thực phẩm chức năng đã phát triển trong 10 năm trở lại đây, với 1.781 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Trong đó 40% thực phẩm chức năng tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường; với mức tiêu thụ trị giá hàng ngàn tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN