Mỹ còn đủ lực để “xoay trục”

Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy chuyến thăm Đông Nam Á, bỏ lỡ cơ hội tham dự hai hội nghị quan trọng tại khu vực đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Chuyến thăm bị hủy bỏ tạo ra nhiều đồn đoán khác nhau về chiến lược tăng cường hiện diện tại khu vực này của Mỹ. Vấn đề này đã được ông Rizal Sukma, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia “mổ xẻ” trong bài viết trên tờ “Bưu điện Jakarta”.

Tổng thống Obama không có mặt trong bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo APEC 2013 ở Indonesia.


Hầu hết các nước tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) lấy làm tiếc về quyết định của ông Obama, nhưng vẫn có một số nhân vật hân hoan với sự vắng mặt của ông. Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng quyết định của Mỹ vẫn khiến dư luận thất vọng.


Trước đó, ông Obama đã cam kết đặt khu vực châu Á-Thái Bình Dương là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trên thực tế, chính quyền của Tổng thống Obama cũng đã có những động thái tăng cường can dự vào khu vực Đông Nam Á với hàng loạt hoạt động ngoại giao, kinh tế, quân sự trong suốt năm 2012, đặc biệt là các chuyến công du của ông Obama, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tới các hội nghị quan trọng do Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chủ trì, giúp xua tan nghi ngờ về những cam kết thực sự của Mỹ trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á.


Hơn nữa, trong bối cảnh môi trường chiến lược khu vực phức tạp do sự thay đổi quan hệ giữa các cường quốc, chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Mỹ được các nước trong khu vực chào đón. Nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia mong muốn chứng kiến chiến lược này được thực hiện một cách toàn diện, không chỉ trong lĩnh vực quân sự. Mong muốn này dường như được đáp ứng đầy đủ khi chính quyền Tổng thống Obama đã bắt đầu cho thấy cách tiếp cận Đông Nam Á thông qua chính sách tái cân bằng.

Đối với Mỹ, "xoay trục" sang Trung Đông hay châu Á sẽ đòi hỏi một động thái tái cân bằng chiến lược, trong đó Mỹ phải hiện diện ở cả hai khu vực. Đây là vấn đề hóc búa của Mỹ.


Tuy nhiên, vấn đề là liệu Mỹ có duy trì được chiến lược tái cân bằng một cách nhất quán hay không, hay chỉ là những cam kết nhất thời mà thôi. Tổng thống Obama có thể đã rất chân thành khi hoạch định chiến lược “xoay trục” sang châu Á nhưng các vấn đề trong nước (cả tài chính và chính trị) cùng với sự sa lầy của Mỹ tại Trung Đông đang trở thành hai thách thức lớn đối với việc triển khai toàn diện và nhất quán chiến lược này của Mỹ.


Khi ông Oabama quyết định lựa chọn ông John Kerry cho chức ngoại trưởng, Mỹ đã bắt đầu “xoay ngược trục” tới Trung Đông, gây ra những hoài nghi về khả năng duy trì chiến lược “xoay trục” sang châu Á mà Mỹ đã thực hiện trước đó. Bài phát biểu của Obama tại Liên hợp quốc hồi tháng trước tập trung nhiều vào Trung Đông cũng đã làm dấy lên câu hỏi về vị trí và tương lai của chiến lược “xoay trục” sang châu Á trong chính sách ngoại giao của Mỹ hiện nay. Vì vậy, việc ông Obama quyết định không tham dự các hội nghị ở châu Á đã củng cố quan điểm rằng chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Mỹ thực sự không bền vững.


Tuy nhiên, vẫn sẽ không có khả năng Mỹ thay đổi chính sách đối với châu Á. Tầm quan trọng mang tính chiến lược của khu vực này khiến Mỹ không thể phớt lờ. Đối với Mỹ, "xoay trục" sang Trung Đông hay châu Á sẽ đòi hỏi một động thái tái cân bằng chiến lược, trong đó Mỹ phải hiện diện ở cả hai khu vực. Đây là vấn đề chiến lược hóc búa của Mỹ.


TTK

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN