Lễ hội Pang A nụn Ban

Lễ hội Pang A nụn Ban (lễ Dâng hoa măng) của đồng bào La Ha (các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) là lễ hội cầu cho mùa màng tươi tốt, cầu sức khoẻ, may mắn, đồng thời tỏ lòng cảm tạ, tri ân thần linh, các thầy lang có công vì sức khỏe cộng đồng, cũng như ước muốn về sự phát triển, trường tồn của giống nòi.


Lễ hội Dâng hoa măng thường được tổ chức vào mùa xuân hàng năm. Khi đó việc trên nương, dưới ruộng chưa nhiều, khi cây măng vầu đắng đội đất mọc lên, khi cây "mạ rế” trong rừng nở hoa vàng đỏ (cây dược liệu quý) mà các thầy lang dùng để "cứu nhân độ thế” cho dân La Ha khi các hoạt động y tế còn hạn chế ở vùng dân tộc và miền núi. Cuộc sống của đồng bào La Ha dựa chủ yếu vào kinh nghiệm để tìm thuốc chữa bệnh. Đây cũng là dịp để con cháu, bà con bản dưới, mường trên gặp nhau giao lưu văn hóa, văn nghệ, cùng nhau gìn giữ vốn văn hóa dân tộc và tiếp nhận nền văn hóa các dân tộc anh em khác trên địa bàn.


Trong lễ hội, thày mo sẽ cầu khẩn các thần linh để các muông thú không phá hoại mùa màng, cúng con ma xó để nó không quấy rầy sức khỏe nhân dân... Phần lễ hội sẽ là những màn múa "tăng bu”, một điệu múa độc đáo của đồng bào La Ha rộn ràng và mạnh mẽ, đạo cụ chỉ là 1 ống tre trổ xuống tấm ván theo nhịp “chát chát”. Tiếp đến là các điệu múa được kết tinh từ nền văn hóa nông nghiệp, những động tác múa khỏe khoắn tượng trưng cho các hoạt động cày, bừa, cầu mưa, múa khăn, múa kiếm... Kết thúc lễ hội là điệu múa A sừng lừng - một điệu múa đặc sắc mang nét phồn thực ước muốn về sự phát triển, trường tồn của giống nòi.

Múa khăn của đồng bào La Ha.

Các lễ vật của mâm cúng chính tại nhà thày lang.

Điệu múa A sừng lừng độc đáo.

Thày mo đóng giả làm con khỉ trong lễ hội.

Thày mo làm lễ cúng thần linh.

Màn múa tái hiện công việc lao động sản xuất của đồng bào La Ha với những vật dụng như: cày, bừa, gậy tra hạt, chiếc ếp phụ nữ La Ha dùng để đựng hạt giống.

 

Thế Thảo Luận

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN