Đức chịu sức ép đóng cửa nhà máy điện than

Quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân đang khiến nước Đức đối mặt với những lo ngại mới về môi trường do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than - nguồn cung cấp năng lượng hàng đầu ở nước này, đang gây ô nhiễm rất nặng.

Đức đối mặt với vấn đề hóc búa khi đóng cửa các nhà máy điện than.


Theo kế hoạch đến năm 2022, chính quyền Đức sẽ đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân của nước này. Trong thời gian chuyển tiếp, than đá sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng, đóng góp tới 46% nhu cầu điện tiêu thụ tại Đức, vì than vẫn là nguyên liệu giá rẻ.

Tuy nhiên, do lo ngại về nạn ô nhiễm môi trường, nhiều người dân và các tổ chức môi trường đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Đức đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạt bằng than gây ô nhiễm. Đi đầu phong trào này là Đảng Xanh, với sự ủng hộ của các hiệp hội bảo vệ môi trường và các viện nghiên cứu.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không giảm bớt lượng than sử dụng trong sản xuất năng lượng, Đức sẽ không thể đạt được mục tiêu đề ra là đến năm 2020 giảm 40% lượng khí thải CO2 so với năm 1990.

Đối với Chính phủ Đức, việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đang là vấn đề hóc búa. Nó sẽ gây lo ngại cho những ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng vì điều đó sẽ khiến giá điện tăng làm sức cạnh tranh của họ trên các thị trường thế giới bị sụt giảm trong khi kinh tế Đức phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.


TTG
Indonesia muốn xây nhà máy nhiệt điện lớn hàng đầu thế giới
Indonesia muốn xây nhà máy nhiệt điện lớn hàng đầu thế giới

Chính phủ mới của Indonesia có kế hoạch xây dựng một nhà máy nhiệt điện lớn hàng đầu thế giới tại huyện Cilacap, tỉnh Trung Java của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN