Biến đổi khí hậu đang thay đổi bộ mặt Australia

Khảo sát mới nhất của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ khiến cảnh quan Australia thay đổi nhanh chóng đến mức thế hệ sau có thể phải sống trong một đất nước rất khác so với hiện nay.

 

Khảo sát của CSIRO lần đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sự đa dạng sinh học trên diện rộng ở Australia. Nhà nghiên cứu Michael Dunlop thuộc CSIRO cho biết, thay đổi khí hậu nhiều khả năng sẽ làm biến đổi các cảnh quan tự nhiên của Australia vào năm 2030.

 

Đến năm 2070, tác động sinh thái học sẽ rất lớn và lan rộng. Theo khảo sát, trong tương lai, nhiều loại cây và động vật quen thuộc hiện nay ở Australia sẽ biến mất, một số loại thực vật, động vật mới phát triển.

 

Các thay đổi sâu rộng tới mức sẽ ảnh hưởng lớn đến quản lý môi trường, đặc biệt là quản lý các công viên quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Australia. Khảo sát đã đưa ra một loạt lựa chọn quản lý môi trường, bao gồm việc đảm bảo không gian sống cho các loại cây và động vật khác nhau.

 

Giới nghiên cứu cho rằng một trong những thách thức lớn nhất từ tình trạng biến đổi khí hậu là việc người dân Australia chưa sẵn sàng để chấp nhận sự thay đổi lớn về sinh thái học trong tương lai.

 

 

Võ Giang

Cuba nghiên cứu tác động của sóng viễn thông đối với biến đổi khí hậu
Cuba nghiên cứu tác động của sóng viễn thông đối với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học Cuba sẽ bắt đầu một chương trình nghiên cứu về tác động của tần số cực thấp hay còn được biết đến dưới tên Cộng hưởng Schumann (RS), được tạo ra trong dải quang phổ viễn thông trên trái đất, đối với sự thay đổi khí hậu, các hoạt động địa chấn và hệ thần kinh của con người.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN