57 quốc gia tổ chức lễ ký thỏa thuận thành lập AIIB

Ngày 29/6 tại thủ đô Bắc Kinh, 57 quốc gia thành viên sáng lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), do Trung Quốc đứng đầu, đã bắt đầu ký các điều khoản trong hiệp định về liên kết để thành lập định chế tài chính mới này.

Jin Liqun (phải), người được cho là Chủ tịch tương lai của AIIB. Ảnh: Reuters.


Nội dung của hiệp định này bao gồm các quy định về vốn góp, quyền bỏ phiếu, nghiệp vụ kinh doanh, kết cấu điều hành, cơ chế quyết sách… Về mặt vĩ mô, Chủ nhiệm Ban Nghiên cứu Tài chính Quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Lưu Đông Dân cho rằng việc này cho thấy phương hướng chiến lược và mô hình điều hành của AIIB đã được xác lập.

Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên ký vào văn bản trên tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Theo các điều khoản thành lập, Trung Quốc sẽ đóng góp gần 30 tỷ USD trong 100 tỷ USD vốn cơ bản của AIIB, theo đó Bắc Kinh sẽ nhận được từ 25-30% quyền biểu quyết.

Dự kiến, AIIB sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Ngân hàng này được cho là đối thủ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Mỹ và Nhật Bản – các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ 3 thế giới – đều đã từ chối tham gia ngân hàng này.


TN (theo AFP)
Đâu là mục tiêu thực sự của AIIB? (Tiếp theo và hết)
Đâu là mục tiêu thực sự của AIIB? (Tiếp theo và hết)

Nhiều chuyên gia và nhà hoạch định chính sách nhìn nhận AIIB theo cách được mất ngang nhau: Nếu Trung Quốc thành công, Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ thất bại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN