03:17 20/03/2012

Tiếp thị qua mạng, xu hướng mới của kinh doanh tại Việt Nam

Nếu như trước đây, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam (tới 68%) cho rằng giao dịch trực tiếp là cách tốt nhất để tìm kiếm khách hàng mới, thì giờ đây, hình thức tiếp thị qua mạng đã được đông đảo doanh nghiệp "thừa nhận" về tính hiệu quả.

Nếu như trước đây, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam (tới 68%) cho rằng giao dịch trực tiếp là cách tốt nhất để tìm kiếm khách hàng mới, thì giờ đây, hình thức tiếp thị qua mạng đã được đông đảo doanh nghiệp "thừa nhận" về tính hiệu quả. Và đặc biệt theo dự đoán, trong vòng 2-3 năm tới đây, hình thức tiếp thị qua mạng sẽ chiếm ưu thế, thậm chí trở thành hình thức tiếp thị mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ chọn.

Nắm bắt được xu hướng này, mới đây nhà cung cấp giải pháp không gian làm việc toàn cầu Regus đã tổ chức một cuộc khảo sát trên 16.000 giám đốc kinh doanh cấp cao, nhằm đưa ra một cái nhìn hợp lý nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tiếp thị qua mạng.

Theo kết quả của khảo sát này, thì giao dịch trực tiếp vẫn là phương thức kinh doanh giữ vị trí cao nhất. Tuy nhiên, tầm quan trọng ngày càng tăng của các trang kết nối mạng xã hội chuyên nghiệp như BranchOut, Viadeo và Xing lại nổi bật trong cuộc nghiên cứu cũng như được minh chứng bởi số lượng người dùng ngày càng gia tăng, trong đó trang LinkedIn đã đạt hơn 135 triệu thành viên.

84% người Việt tham gia khảo sát cũng cho biết quảng cáo trực tuyến là một trong các kênh hàng đầu để tìm kiếm khách hàng mới trong vòng ba năm tới, (tỉ lệ thừa nhận này cách đây ba năm mới chỉ là 47%). Tham gia triển lãm thương mại (37%) và giới thiệu trước công chúng tại các sự kiện chính (53%) cũng được xem là các công cụ quan trọng cho hoạt động thu hút khách hàng tiềm năng. 71% doanh nghiệp nhỏ tham gia khảo sát cũng tin rằng giao dịch trực tiếp sẽ là phương thức chính để thu hút khách hàng trong vòng ba năm tới, so với chỉ 61% doanh nghiệp lớn đồng ý với nhận định này. Và đặc biệt, phương thức quảng cáo truyền thống, tiếp thị trực tiếp và tiếp thị qua điện thoại chỉ nhận được số phiếu bình chọn rất thấp và hiện đang có chiều hướng giảm sút.

Và để "vào cuộc" cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong "cuộc chiến mạng" này, Regus đã giới thiệu BusinessLink, một sàn giao dịch trực tuyến chuyên dụng cho phép hàng trăm ngàn khách hàng thành viên trên toàn thế giới mua bán các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời kết nối với các doanh nghiệp khác thông qua mạng lưới của Regus. BusinessLink gồm nhiều trang web mà người dùng có thể truy cập qua cổng khách hàng quốc tế Regus myregus.com cũng như qua các sự kiện kết nối mạng không chính thức được tổ chức trên toàn thế giới. Trang web BusinessLink cho phép người dùng duyệt qua các chương trình khuyến mãi trực tuyến đăng tải bởi hàng trăm ngàn doanh nghiệp thông qua không gian làm việc của Regus tại 95 quốc gia trên toàn thế giới, hoặc yêu cầu thông tin về các sản phẩm và dịch vụ cụ thể khi cần thiết.

Andre Sharpe, Giám đốc Phát triển Sản phẩm và Doanh nghiệp Toàn cầu của Regus giải thích: “Xu hướng ngày càng tăng của các mạng lưới truyền thông xã hội doanh nghiệp cho thấy chúng hiện là một công cụ không kém phần quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng mới so với giao dịch trực tiếp. Qua nhiều năm, khách hàng đã cho chúng tôi biết về giá trị bổ sung của việc có thể kết nối và thực hiện giao dịch với các công ty khác thông qua Regus. Chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc giới thiệu sàn giao dịch BusinessLink, vốn sẽ nhanh chóng trở thành một trong những cổng giao dịch dành cho thành viên lớn nhất thế giới. Chỉ cho phép truy cập đối với hệ thống khách hàng thuê văn phòng và văn phòng ảo của Regus, BusinessLink đặt thị trường quốc tế vào tay doanh nghiệp, bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ.”

P.V