02:10 21/02/2011

Tiền có mua được hạnh phúc?

Có lẽ chữ “thanh bần” rồi sẽ biến mất, quan niệm nghèo là một lối sống cao quý của những “hàn sĩ” đã qua. Một điều không thể bàn cãi là người giàu sướng hơn người nghèo.

Có lẽ chữ “thanh bần” rồi sẽ biến mất, quan niệm nghèo là một lối sống cao quý của những “hàn sĩ” đã qua. Một điều không thể bàn cãi là người giàu sướng hơn người nghèo.


Bởi thế một thời người ta truyền nhau bài vè “Có tiền là Tiên là Phật...”, mới nghe qua ai cũng thấy quá xá đúng...


Và thật là hài hước khi có ai đó liều lĩnh cho rằng hạnh phúc là chỉ cần “một mái nhà lá và hai trái tim vàng” là đủ.


Sự đóng góp của tiền bạc vào hạnh phúc gia đình là không thể phủ nhận. Người viết bài này có cơ may giao tiếp với nhiều cặp vợ chồng trên dưới 40 tuổi. Họ là những cặp vợ chồng có học thức, có nghề nghiệp tốt với thu nhập cao, con cái chỉ một, hai đứa nên họ sống rất thoải mái, có xe hơi và nhà nghỉ ở ngoại thành...


Và quan trọng là họ hài lòng với cuộc sống, luôn vui tươi, giúp đỡ mọi người, tham gia những công việc thiện nguyện có quan niệm sống rất tích cực...


Chắc chắn nếu nghèo khó, thu nhập thấp, họ không thể có được một cuộc sống có chất lượng về vật chất lẫn tinh thần như thế. Có thể nói họ luôn nhận được sự ngưỡng mộ lẫn sự niềm nở của người xung quanh...


Nếu một xứ sở có toàn những gia đình như họ thì xã hội đó là một thiên đường. Tất nhiên các bạn trẻ chưa lập gia đình sẽ nhìn họ với niềm mơ ước cháy bỏng: Mình sẽ rất hạnh phúc nếu có nhiều tiền như họ!


Vì thế mới có câu nói nổi tiếng của một gái trẻ ở Trung Quốc: “Tôi thà khóc trên xe Mercesdes còn hơn cười trên xe đạp!” Câu nói này cho thấy diễn biến của xã hội Trung Quốc cũng khá tương đồng với xã hội Việt Nam.


Những cô gái nghèo và cả không nghèo sống ở vùng sâu vùng xa lẫn ở thành phố trên đất nước ta, dù họ không biết phát ngôn những câu gây sốc như thế nhưng ai cũng có thể suy diễn rằng những “phong trào” nối tiếp nhau lâu nay như lấy chồng Việt Kiều, lấy chồng ngoại, lấy chồng đại gia ... chẳng qua là vì bập bùng có tiết mục “Chuyện tình tự kể”, anh đã kể chuyện tình của mình.


Khi còn là một sinh viên nghèo từ miền Trung vào TP HCM, tự lo chuyện ăn học của mình bằng nghề dạy kèm và một gia đình gốc Huế đã nhờ anh “kèm cặp” cho cô con gái rượu đang học thi tốt nghiệp trung học và họ đã cảm nhau.


Khi cô gái tốt nghiệp trường Sư phạm, họ mới cưới và ra ở riêng với tất cả sự chật vật của một cặp vợ chồng trẻ. Đến nay đã gần 20 năm, họ có một cậu con trai ngoan, học giỏi và bằng sự chắt chiu, lối sống giản dị, biết đầu tư một cách thông minh, họ đã trở nên giàu có...


Còn chị Dung, chủ một chuỗi cửa hàng bánh ngọt kể, cách đây gần 1/4 thế kỷ, có một cô gái thuộc hàng... lỡ thì khi tuổi đã gần 30.


Với nghề dạy học, cha mẹ lo với nghề ấy, chị không bao giờ thoát được cảnh nghèo nên đã tìm cách mai mối cho tiền, có tiền là có hạnh phúc. Không chỉ họ mà cha mẹ họ cũng nghĩ vậy, lấy một người vợ giàu hoặc chồng giàu, con mình sẽ được sung sướng ...


Bao nhiêu bi kịch hôn nhân không chỉ với người nước ngoài mà giữa những người “nội địa” với nhau cũng chỉ vì cái mục đích ấy... Vì tiền, biết bao cô gái lẫn những chàng trai bị lừa tình, vi phạm pháp luật hoặc có lấy nhau thì hạnh phúc cũng rất mong manh, vì không ai có thể yêu thương, nâng niu người bạn đời lấy mình chỉ vì tiền.


Nhiều cô gái không chỉ “khóc trên xe Mẹc” mà cha mẹ họ phải khóc cho con dang dở cuộc đời hoặc thiệt thân, mất mạng...


Họ đâu biết rằng những cặp vợ chồng sống với nhau hạnh phúc viên mãn, bền lâu họ thường lấy nhau khi cả hai còn hai bàn tay trắng và chắc không hề dám mơ tưởng có ngày mình thành tỉ phú.


Anh D., Tổng Giám đốc một công ty xây dựng lớn, trong một cuộc cắm trại mùa hè cùng nhóm bạn, buổi tối ngồi chơi bên bờ biển cùng ánh lửa chị một người chồng giàu, con trai duy nhất của bà chủ tiệm vàng cũng đang tìm vợ.


Nếu lấy anh, chị sẽ có tất cả, nhà cửa, xe cộ, của cải... Thậm chí cả một bộ nữ trang “hoành tráng” nhà trai cũng “tiếp thị” trước.


Ban đầu chị nghĩ vậy cũng ổn nhưng càng tìm hiểu, chị càng thấy rằng lối sống của người chồng tương lai, gia đình anh ta quá khác biệt với mình... Thế là chị mang những sính lễ sang nhà trai... hồi hôn.


Ở một tỉnh miền Trung, chuyện ấy là hành động quá quắt, khó chấp nhận và hơn nữa là thật “điên khùng” ở hoàn cảnh của chị.


Không chịu nổi lời dị nghị của hàng xóm lẫn sự chỉ trích nghiêm khắc của gia đình, chị bỏ vào miền Nam sống bằng nghề làm bánh ngọt.


Ở đây, chị gặp một người đàn ông hơn đến 13 tuổi, từng có một đời vợ nhưng chưa kịp có con, cũng chỉ vì không thể chịu đựng người vợ kiếm ra nhiều tiền nhưng ít tình cảm, không tôn trọng chồng. Anh đã cương quyết chia tay dù bị gia đình ngăn cản vì tiếc của.


Có lẽ cùng hoàn cảnh “tham bần phụ phú” và bị chính người thân ruồng rẫy cho rằng... dại nên họ yêu thương đùm bọc nhau và cưới nhau không có sự đồng thuận và chứng kiến của hai bên gia đình.


Sống hết lòng vì nhau nên họ nỗ lực làm việc, công việc ngày càng phát triển... Và hôm nay như lời chị nói, anh chị đã “có cả thế gian” với một công ty làm ăn phát đạt, 3 đứa con khôi ngô, chăm học.


Ngoài ngôi biệt thự đang ở, họ còn có 2 căn nhà mặt tiền cho thuê... Vợ chồng họ, người gần 60 và người gần 70 tuổi nhưng phong cách trông lúc nào cũng tươi tắn, trẻ trung, nét mặt tràn đầy hạnh phúc...


Khi nghe những chuyện này, nhiều cho rằng biết bao cặp yêu nhau nhưng lấy nhau rồi có hạnh phúc đâu, cũng bạo hành, tan vỡ và nhiều gia đình rất giàu có cũng lâm vào bi kịch, ra tòa ly hôn hoặc ông ăn chả, bà ăn nem...


Khi đặt câu hỏi này với một cặp vợ chồng già đều đã ngoài 80 đang sống ở quận Phú Nhuận, TP HCM, một gia đình êm ấm, con cháu hiếu thảo, thành đạt, thì ông bà cho rằng chỉ riêng tình yêu hay chỉ có tiền bạc thì chưa kết nối được với hạnh phúc mà phải có một điều cốt lõi, đó là họ phải là người tốt. “Người tốt mới có hạnh phúc”. Người viết bài này như ngộ ra...

Thúy Ái

(Theo PNVN)