Điện thoại di động thương hiệu Việt - Sự sàng lọc khốc liệt

Vào năm 2006, những dòng điện thoại di động (ĐTDĐ) thương hiệu Việt bắt đầu xuất hiện trên thị trường với ưu điểm tập trung nhiều tính năng như nghe nhạc, xem phim, màn hình cảm ứng, kết nối bluetooth nhưng giá bán rất cạnh tranh, tạo dựng vị thế tại thị trường trong nước.

 

Nổi bật là Q-mobile, FPT Mobile và Bavapen và một số tên tuổi khác như: Mobell, HQ, K-Touch, Cayon, Gionee… Tuy nhiên, sự cạnh tranh của những ông lớn như Nokia, Samsung, Sony Ericsson, LG… khiến các điện thoại thương hiệu Việt ngày càng bị lấn áp trên thị trường.


Trước sự cạnh tranh khốc liệt, một số điện thoại thương hiệu Việt đã cố tìm hướng đi riêng, duy trì sức ảnh hưởng, cụ thể như Q-mobile. Sau nhiều model có thiết kế đột phá như Q-mobile KIM, Q-mobile QUY, Q-mobile SHE, Q-mobile tiếp tục tung ra chuỗi sản phẩm ĐTDĐ thông minh (smartphone) mang tên Q-Smart là: Q-Smart S1, Q-Smart S15, Q-Smart S12, Q-Smart S18 và Q-Smart S22.

 

Trong đó, Q-Smart S1 có thiết kế đậm chất thời trang với màn hình cảm ứng điện dung 3,2 inches, kết nối wifi, chíp xử lý nhanh với tốc độ lên đến 1GHz trên hệ điều hành Android 2.3.6. Model Q-Smart S15 với màn hình 4 inches, chíp xử lý 1 GHz, hỗ trợ đủ camera trước và sau, bộ nhớ ROM 512 MB và RAM 256 MB, 2 sim 2 sóng, wifi và có cả phiên bản 3G cho người dùng lựa chọn. Quan trọng hơn, Q-Smart S1 và S15 có giá bán phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Nhờ đó, các sản phẩm này hội tụ tính cạnh tranh cao để Q-mobile tiếp tục giữ vững vị thế hiện có trên thị trường.


Trong bối cảnh công nghệ hiện đại ngày càng phổ biến thì giá thành phải giảm là điều tất yếu. Tuy nhiên, không nhiều hãng đủ sức tạo ra những sản phẩm đáp ứng toàn diện những tiêu chí: kiểu dáng, tính năng và giá cả. Vì thế, trong thời gian tới, một số tên tuổi trong ngành mobile sẽ bị loại khỏi cuộc chơi vì không đáp ứng xu hướng thị trường thời smartphone.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN