Tuyên truyền sâu rộng Luật Thủ đô trước thời điểm có hiệu lực

Đầu tháng 7/2013, Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực thi hành, vì vậy các cấp ban ngành thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền đến với cán bộ, nhân dân. Ngày 1/7 tới Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội sẽ tổ chức kỳ họp thứ 7 để xem xét nhiều nội dung, trong đó dự kiến sẽ xem xét thông qua nhiều văn bản, nghị quyết quan trọng, nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô.

Luật thủ đô sẽ đi vào hiệu lực từ đầu tháng 7/2013.


Thời gian gần đây, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản, in ấn và phát hành Luật Thủ đô tới các sở, ban, ngành, quận huyện và xã phường. Các bộ phận đã biên soạn tài liệu hỏi đáp, tờ gấp, văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô tới đông đảo cán bộ, nhân dân. Ngoài ra các phương tiên thông tin đại chúng của thành phố và hệ thống phát thanh cơ sở thường xuyên đăng tải phát song các chuyên mục, tin, bài, phóng sự về Luật Thủ đô.

Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội chỉ đạo, tuyên truyền không xem nhẹ lĩnh vực nào nhưng cũng cần tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm, nhấn mạnh những vấn đề khó, lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm mà người dân quan tâm như: Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, đất đai, nhà ở, môi trường, dân cư, xử phạt hành chính.

Dự kiến, trong thời gian tới và tại kỳ họp Hội đồng nhân dân sắp tới Hà Nội sẽ ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, trong đó có 10 nghị quyết của HĐND, 4 quyết định của UBND và chuẩn bị nội dung trình thay đổi 1 quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ. Các nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực thu hút sự quan tâm như: Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hoá, vui chơi giải trí; cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao; cơ chế chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô; ưu đãi đối với tổ chức cá nhân đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Bên cạnh đó là các biện pháp đảm bảo thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; chính sách cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ; chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe; ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị; áp dụng mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính lĩnh vực văn hoá, đất đai, xây dựng.

Các quyết định do UBND thành phố Hà Nội sẽ ban hành gồm: Quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng; các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp dạy, dịch vụ chất lượng cao áp dụng tại một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao; bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với các cơ sở chất lượng cao. Bên cạnh đó là quy định về một số biện pháp để cải tạo, xây dựng chung cư cũ, nhà xuống cấp, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1945; quy định tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.


Nguyễn Văn Cảnh
Luật Thủ đô: Đáp ứng sự mong đợi của nhân dân cả nước

Chiều 21/11, Quốc hội thông qua Luật Thủ đô với 75,7% đại biểu tán thành. Bên lề Quốc hội, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội đã trao đổi với báo giới về những công việc sắp tới để đưa Luật Thủ đô vào với cuộc sống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN