Thông qua kế hoạch dự án 64 tỷ USD cho các nước tiểu vùng sông Mê Kông

Hội nghị Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 22 tại Hà Nội đã diễn ra tại Hà Nội sáng nay 20/9. Tại hội nghị, Bộ trưởng 6 nước thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) đã thông qua kế hoạch hành động 5 năm gồm các dự án trị giá 64 tỉ USD nhằm hỗ trợ khu vực này đạt được tăng trưởng đồng đều và phát triển bền vững.

Các Bộ trưởng cũng đã kỷ niệm 25 năm hợp tác kinh tế, ghi nhận những thành tựu của một chương trình đã giúp tạo ra mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ dựa trên sự cởi mở, tin cậy lẫn nhau và cam kết chung.

Sáu quốc gia gồm: Campuchia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cụ thể là tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây), Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia chương trình này năm 1992, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), để tăng cường các mối quan hệ kinh tế. Trong khuôn khổ chương trình, cho đến nay các dự án đầu tư trị giá hơn 19,1 tỉ USD đã được thực hiện.

Phó Chủ tịch ADB Stephen Groff cho biết, mặc dù ADB giúp tạo thuận lợi cho tiến trình này, song sáng kiến này được định hướng bởi chính các quốc gia, với sự tập trung cao vào hành động chung để giải quyết những thách thức chung. Chương trình Hợp tác GSM được định hướng bởi 3 chữ C: kết nối (connectivity), cạnh tranh (competitiveness), và cộng đồng (community). 

Tại cuộc họp, các Bộ trưởng đã hoan nghênh việc chuẩn bị Kế hoạch hành động Hà Nội (HAP) 2018-2022. Kế hoạch này kêu gọi mở rộng các hành lang kinh tế để tăng tính kết nối giữa các quốc gia, cũng như giữa vùng nông thôn và các trung tâm đô thị, nhằm bảo đảm những lợi ích của tăng trưởng được phân bổ đồng đều hơn. 

Các Bộ trưởng cũng thông qua khung đầu tư tiểu vùng Mê Kông mở rộng 2022 (RIF 2022) để hỗ trợ Kế hoạch hành động Hà Nội, thông qua một danh mục định hướng gồm 222 dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật trị giá 64 tỉ USD. 

Các Bộ trưởng đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Chiến lược giao thông của 6 nước thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng nhằm mục đích xây dựng một hệ thống giao thông liền mạch, hiệu quả, đáng tin cậy và bền vững. Từ đó, thúc đẩy giao thông xuyên biên giới, tăng cường kết nối giao thông liên phương thức và phát triển dịch vụ giao nhận hậu cần, đồng thời nâng cao an toàn giao thông đường bộ…

Hoàng Linh/Báo Tin Tức
Quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tiểu vùng sông Mê Kông
Quản lý, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tiểu vùng sông Mê Kông

Tiền Giang đang triển khai Dự án đầu tư “Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” (gọi tắt là Dự án RETA) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổ chức Phát triển Australia (AusAID) tài trợ với tổng vốn đầu tư trên 477 tỷ đồng và thời gian thực hiện trong 08 năm (2011 – 2019).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN