Tập trung gỡ bỏ rào cản cho sản xuất, kinh doanh

Ngày 29/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9/2014, tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và thảo luận các giải pháp, biện pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong các tháng còn lại của năm 2014.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội từ đầu năm tới nay tiếp tục chuyển biến tích cực; đà tăng trưởng rõ nét và đồng đều hơn. Ảnh: TTXVN


Tại phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014; tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Báo cáo tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 9 tháng đầu năm 2014; Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2015; Báo cáo về việc triển khai thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Báo cáo một số biện pháp đẩy mạnh thực hiện đổi mới công tác cai nghiện ma túy và mở rộng chương trình điều trị ma túy bằng thuốc Methadone; Báo cáo về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu; tăng trưởng kinh tế quý III cao hơn mức tăng của quý I và quý II trước; tăng trưởng GDP 9 tháng ước đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao hơn nhiều so với cùng kỳ; nông nghiệp đã khắc phục được các tác động tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh gây ra và đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm trước; khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao và tiếp tục có xuất siêu; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, giá cả thị trường ổn định; việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Phát biểu khai mạc tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tình hình kinh tế - xã hội từ đầu năm tới nay tiếp tục chuyển biến tích cực; đà tăng trưởng rõ nét và đồng đều hơn; các chỉ tiêu kế hoạch đều đạt kết quả tích cực, theo đó, trong 15 chỉ tiêu được Quốc hội giao có 13 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt là chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động và 1 chỉ tiêu chưa đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo , ước đạt 49% trong khi kế hoạch là 51%.

Trên tinh thần phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng cũng yêu cầu Chính phủ tiếp tục phân tích và làm rõ nguyên nhân tất cả những hạn chế, yếu kém, cản trở, chậm trễ để có các biện pháp khắc phục, xử lý.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chính phủ tập trung thảo luận, phân tích và đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, quyết liệt để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng suất lao động; tái cơ cấu nền kinh tế và triển khai 3 khâu đột phá chiến lược. Thủ tướng cho rằng từ thực tiễn chỉ đạo và đột phá vào các khâu cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh ... thời gian qua cho thấy với sự chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ, đi vào từng lĩnh vực, từng việc cụ thể chắc chắn sẽ tạo ra những chuyển động mạnh mẽ và kết quả cụ thể trên thực tế. “Tập trung xử lý hiệu quả các hạn chế, yếu kém, khó khăn đang cản trở sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng, không nói chung chung” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.


Thiện Thuật
Doanh nghiệp Việt Nam mất 872 giờ/năm để kê khai nộp thuế
Doanh nghiệp Việt Nam mất 872 giờ/năm để kê khai nộp thuế

Số giờ khai nộp thuế ở Việt Nam ở mức là 872 giờ/năm, trong đó giờ nộp thuế là 537 giờ và giờ nộp thuế bảo hiểm xã hội là 335 giờ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN