Phòng ngừa những vụ lợi cá nhân

Bên lề Quốc hội, chiều 25/10, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức về việc xử lý những sai phạm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có biểu hiện vụ lợi trong việc bổ nhiệm con trai làm lãnh đạo Sabeco, quy hoạch thứ trưởng với ông Trịnh Xuân Thanh. Ông có ý kiến gì về việc tiếp tục xử lý những sai phạm này theo quy định của pháp luật?

Sai phạm đã quá rõ, những sai phạm đó cũng là cơ sở để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, rõ ràng là vi phạm các quy định của Đảng và đã bị xử lý. Sau đó là đến Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải xem xét những hành vi đó đã đủ để cấu thành các vi phạm pháp luật chưa?

Ở đây phải xem xét mức độ về hành vi, mức độ nguy hiểm của hành vi, động cơ, mục đích… để xem xét. Nếu vi phạm ở mức hành chính, chưa tới mức thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến các lợi ích của Nhà nước thì xử lý về mặt hành chính như: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc, sa thải … Nếu hành vi đó đủ cấu thành về tội phạm, về chủ thể, cá nhân, tập thể có động cơ không đúng, vi phạm pháp luật, hành động theo chủ ý, bất chấp hậu quả xảy ra, trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại…

Cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc chứng minh động cơ, mục đích, yếu tố lỗi trong mặt chủ quan và những yếu tố cấu thành tội phạm đã rõ ràng chưa. Đủ căn cứ chưa để xử lý theo pháp luật hình sự hay vi phạm về quản lý kinh tế, có cả các yếu tố vi phạm về pháp luật dân sự là trách nhiệm bồi thường của các tổ chức, cá nhân khi gây thiệt hại lớn cho nhà nước.

Theo ông để phòng ngừa những vi phạm như trên thì cần cơ chế giám sát như thế nào?

Hiện tượng vi phạm pháp luật của các vị lãnh đạo giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương có do nhiều lý do. Thứ nhất là quy định của Đảng, quy phạm pháp luật của Nhà nước có kẽ hở, do đó họ có cơ hội lợi dụng. Thứ hai là kiểm soát quyền lực nội bộ, kiểm soát bên trong của hệ thống có vấn đề. Vấn đề ở đây là tính đấu tranh của tập thể, sự ngăn chặn của tập thể với các hành vi lạm dụng của cá nhân chưa tốt. Thứ ba là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đó là sự kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới, của cơ quan ngang cấp có thẩm quyền giám sát, ví dụ như các cơ quan hành chính chịu sự giám sát của hội đồng nhân dân chưa làm tốt, dẫn tới các đối tượng lạm dụng quy định để vụ lợi cá nhân, nhóm lợi ích.

Ví dụ, trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh đã có dấu hiệu vi phạm từ trước, nhưng việc vi phạm này không được ngăn chặn mà còn được một cá nhân, tập thể nào đó tiếp tục hợp thức hóa để luân chuyển sang các cơ quan khác theo chiều hướng đi lên. Thậm chí được bầu vào Quốc hội với mức tín nhiệm cao. Đảng đã làm rõ những sai phạm và có xử lý cảnh cáo đối với ông Vũ Huy Hoàng, khiển trách với ông Đào Văn Hải, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và đồng chí Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Nhưng Đảng không làm thay nhà nước, trách nhiệm bây giờ là của Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc. Việc chỉ ra các cơ quan hỗ trợ việc bổ nghiệm không khó, vấn đề là các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc như thế nào. Ngoài ra, phải có sự chỉnh đốn lại, tính công khai minh bạch được nâng lên, các đơn vị phải giải trình hoạt động công vụ hay việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước.

Xin trân trọng cám ơn ông!
H.V
Kết luận về ông Vũ Huy Hoàng có tính răn đe, cảnh tỉnh cao
Kết luận về ông Vũ Huy Hoàng có tính răn đe, cảnh tỉnh cao

Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra kết luận về các vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 dưới thời ông Vũ Huy Hoàng đã thu hút được quan tâm theo dõi và đồng tình cao của đông đảo cán bộ, đảng viên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN