Những học trò vượt khó học giỏi

Rất nhiều học sinh dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng khó, đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đạt thành tích đáng nể trong học tập.

Không chọn con đường bằng phẳng

La Hồng Ngân (dân tộc Tày), nguyên là học sinh trường THPT chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn), đạt 30,25 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia, trở thành thủ khoa của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

La Hồng Ngân (bên phải)

Gặp Ngân, tôi không ngờ cô thủ khoa nhỏ bé, lại có thành tích học tập đáng nể như vậy. La Hồng Ngân đã từng đỗ với mức điểm khá cao (25 điểm) vào khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội (năm 2015). Tuy nhiên, ngành Luật là do sự định hướng của bố mẹ, không phải là mơ ước của em, nên học được 1 kỳ, Ngân quyết định xin bảo lưu để về nhà ôn thi lại. “Lúc đầu, bố mẹ em không đồng ý và cho rằng con gái học Luật sẽ có công việc ổn định. Khi biết em muốn trở thành nhà báo, bố mẹ rất lo lắng, vì con gái làm báo sẽ vất vả. Tuy nhiên, em đã giải thích và rất kiên quyết theo đuổi ước mơ nên cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý”, Ngân kể.

 

"Em tự nhủ, mình đã chọn con đường không bằng phẳng để đi, đã bỏ phí thời gian và công sức học bên trường Luật rồi, phải thi cho được, để không phải xấu hổ, để khẳng định với bố mẹ là mình đúng. Khi được thông báo mình là thủ khoa, em không thể tin vào tai mình, em đã bật khóc ”, Ngân chia sẻ


Giúp đỡ người bệnh nghèo


Trần Thế Hoàng, ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, (Phú Thọ) là người con của dân tộc Mường, đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội. Đây là cơ hội để Hoàng thực hiện mơ ước quay trở về quê hương chữa bệnh cho người nghèo.

Trần Thế Hoàng

Là con út trong một gia đình, cuộc sống không quá khó khăn, từ nhỏ Hoàng đã rất tự lập. Cũng bởi vậy, lên THPT phải học xa nhà, đi ở trọ, không được bố mẹ chăm sóc, Hoàng cũng không gặp trở ngại gì.

Hoàng là một trong ít học sinh của trường Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp, với 30,5 điểm, trúng tuyển ngành bác sĩ đa khoa.


Chia sẻ về bí quyết để có kết quả học tập tốt, Hoàng cho biết: "Cũng không có bí quyết gì lớn. Thường em chỉ tự học ở nhà, thời gian học cũng không quá 5 tiếng/ngày. Nội dung học cũng chỉ xoay quanh kiến thức cơ bản, tự rèn luyện bằng cách làm nhiều bài tập”.


Mặc dù dành khá nhiều thời gian cho việc học tập, nhưng Hoàng vẫn cố gắng sắp xếp thời gian một cách khoa học nhất để tham gia các giờ ngoại khóa của nhà trường, cũng như tham gia các hoạt động tình nguyện, thể thao.


Điều đặc biệt ở chàng sinh viên y khoa trẻ tuổi này chính là sự kiệm lời. Thường thì với những người lạ, Hoàng rất ít nói, nhưng chỉ sau một vài lần trò chuyện, hầu như ai cũng cảm nhận được sự cởi mở thân thiện và tấm lòng nghĩa hiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, của chàng sinh viên trẻ. Hiện nay, Hoàng là đội trưởng của Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo Đại học Y Hà Nội. Cứ 3 tuần/lần, câu lạc bộ lại tổ chức hiến máu.


Trước lúc chia tay chúng tôi, Hoàng chia sẻ: “Mong ước lớn nhất của em là sau khi kết thúc chương trình học (6 năm), sẽ về quê hương công tác, để giúp đỡ cho người bệnh nghèo”.

Minh Đức
Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi
Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi

Sáng 7/11, tại Hà Nội, đã diễn ra “Lễ tuyên dương học sinh giỏi dân tộc thiểu số năm học 2015”. Chương trình do Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng một số đơn vị phối hợp tổ chức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN