Mỗi nhà trường phải là một 'pháo đài' chống ma tuý

Sáng 16/6, tại Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma tuý” và “Ngày Toàn dân phòng chống ma tuý – 26/6/2013” trong toàn ngành. Hoạt động nhằm tuyên truyền rộng rãi, thể hiện quyết tâm của toàn ngành Giáo dục trong công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trong trường học.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý khẳng định: Công tác phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên luôn được đặt là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục nhằm bảo vệ thế hệ tương lai của dân tộc trước hiểm hoạ ma tuý; đồng thời, học sinh, sinh viên cũng chính là lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho toàn xã hội.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: GDTĐ.


Năm 2013 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ma tuý giai đoạn 2012 – 2013. Trong thời gian qua, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường đã có nhiều thành tích, sáng kiến trong hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý. Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS ma tuý, mại dâm; sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an cùng các bộ, ngành, đoàn thể là thành viên của Uỷ ban Quốc gia nên công tác phòng chống ma tuý trong trường học đã đạt hiệu quả nhất định.

Tuy vậy tại một số địa bàn, do tính chất phức tạp cả về việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng ma tuý và đặc điểm về địa hình, điều kiện kinh tế - xã hội nên đã phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ của tệ nạn ma tuý xâm nhập vào trường học, là nguyên nhân khách quan gây khó khăn trực tiếp đến công tác phòng chống ma tuý của các nhà trường. Hiện nay, môi trường xung quanh trường học ở một số địa phương, thành phố lớn còn nhiều phức tạp. Sự xuất hiện và phát triển rất tinh vi của ma tuý tổng hợp, thuốc lắc, cần sa đi cùng với thói đua đòi, ăn chơi của một bộ phận thanh, thiếu niên đã tác động lớn đến một số học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả nhưng thiếu sự quan tâm quản lý, giáo dục của gia đình, là điều kiện để ma tuý xâm nhập vào đối tượng học sinh, sinh viên.



Đông đảo học sinh, sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên hưởng ứng Lễ phát động.


Để công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý trong trường học tiếp tục thu được hiệu quả thiết thực và mỗi nhà trường thực sự trở thành một “Pháo đài” phòng chống tệ nạn ma tuý, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để học sinh, sinh viên nhận biết rõ hiểm hoạ của tệ nạn ma tuý, nhất là tác hại của các loại ma tuý tổng hợp, thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”.

Bên cạnh đó, nhà trường cần chú trọng việc lồng ghép tuyên truyền phòng, chống ma tuý với các hoạt động thể thao, văn nghệ và các hoạt động phong trào khác trong học sinh, sinh viên. Tổ chức mít tinh, triển lãm tranh cổ động về phòng, chống ma tuý, thi tìm hiểu về đề tài phòng, chống ma tuý; toạ đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống ma tuý,…nhằm đưa công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma tuý vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

 


Ngọc Anh

Văn học nhà trường còn khó khăn và phức tạp
Văn học nhà trường còn khó khăn và phức tạp

Từ lâu, môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông được đánh giá là một trong các môn học quan trọng hàng đầu... Với đặc thù là một môn học dạy về cái hay cái đẹp, dạy cách làm người, dạy văn hóa, kỹ năng, môn văn còn đặt ra nhiều vấn đề về tiếp cận, phương pháp giảng dạy...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN