Luật Thủ đô: Đáp ứng sự mong đợi của nhân dân cả nước

Chiều 21/11, Quốc hội thông qua Luật Thủ đô với 75,7% đại biểu tán thành. Bên lề Quốc hội, ông Phạm Quang Nghị (ảnh), Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội đã trao đổi với báo giới về những công việc sắp tới để đưa Luật Thủ đô vào với cuộc sống.

 

´Ông đánh giá thế nào về việc Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua với đa số phiếu tán thành?


Việc thông qua Luật Thủ đô phản ánh mong muốn của người dân để Hà Nội xứng đáng với vị thế thủ đô của cả nước. Điều mong đợi đó cũng khiến cho trách nhiệm của Hà Nội sẽ nặng nề hơn, bên cạnh những thuận lợi tốt hơn.


´Trước khi thông qua toàn bộ dự thảo Luật, Quốc hội có thông qua một số điều luật, trong đó có điều luật liên quan đến nhập cư và có tới 106 đại biểu, chiếm 15,06% không tán thành, có vẻ vẫn còn nhiều đại biểu không yên tâm lắm với vấn đề nhập cư, thưa ông?


Theo tôi, điều này phản ánh tình cảm, mong muốn của các tầng lớp nhân dân. Những người mong muốn dễ dàng trong nhập cư cũng là những người yêu quý thủ đô và mong muốn chung tay góp sức xây dựng thủ đô. Tuy nhiên, từ góc độ quản lý đô thị phải tìm lời giải sao cho tốt nhất. Lời giải đó cũng chưa phải phù hợp với mong muốn của một số người, tuy nhiên chúng ta vẫn vì cái chung.


´Liên quan đến vấn đề nhập cư, nhiều người e ngại sẽ nảy sinh vấn đề tiêu cực, thưa ông?


Nếu không làm tốt thì bất kỳ chính sách nào cũng có thể bị lợi dụng. Trước đây, trong thời bao cấp, vấn đề hộ khẩu, tem phiếu và nhập cư đều là vấn đề khó nhưng lúc đó cũng có tiêu cực. Những vấn đề tiêu cực phụ thuộc vào việc thực thi chính sách.


´Theo ông, đâu là những điểm chính có thể coi là đột phá để Luật Thủ đô đáp ứng lòng mong đợi?


Luật Thủ đô ra đời đi vào từng cơ chế chính sách đặc thù, trên từng lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, đầu tư, ngân sách. Tổng hợp lại những cơ chế đặc thù sẽ tạo vị thế cho thủ đô; khẳng định vị trí, tầm quan trọng đây là thủ đô của nước ta; là nơi có trụ sở của Đảng, Quốc hội, Nhà nước; là nơi đặt cơ quan ngoại giao, nơi diễn ra sự kiện lớn trong nước và quốc tế. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế của thủ đô là vị thế riêng không phải tỉnh, thành nào cũng có vị trí như thế. Đó là vấn đề chung nhất.


´Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013, theo ông, Hà Nội sẽ tập trung vào vấn đề gì?


Ngay khi thông qua luật, chúng tôi nghĩ đến việc cần phải làm. Trước khi có luật, nhân dân cả nước đã mong đợi xây dựng thủ đô xứng tầm. Nay có luật rồi, với điều kiện thuận lợi mới, những yêu cầu đó càng cao hơn. Chúng tôi sẽ làm tốt hơn nữa như vấn đề quản lý quy hoạch đô thị, trật tự an toàn giao thông, môi trường tốt hơn, an ninh trật tự tốt hơn. Tóm lại nâng cao chất lượng xây dựng thủ đô tốt hơn.


Xuân Cường (ghi)

Thông qua Luật Thủ đô, lấy biểu tượng là Khuê Văn Các
Thông qua Luật Thủ đô, lấy biểu tượng là Khuê Văn Các

Luật Thủ đô đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 75,7% đại biểu có mặt tán thành. Luật gồm 4 chương, 27 điều quy định vị trí, vai trò của thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ thủ đô và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN