Lãng phí ngân sách phải bồi thường

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa mới được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành dành một mục riêng quy định về bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

 

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có hành vi vi phạm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại Điều 61, 62 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, để xảy ra lãng phí, gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

 

Về kết quả xử lý hành vi lãng phí, phải công khai đầy đủ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí cũng như biện pháp đã xử lý đối với người có hành vi lãng phí.

 

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí. Theo đó, khi nhận được thông tin phát hiện lãng phí thuộc thẩm quyền giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi nhận được thông tin có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin, hành vi lãng phí và thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra (nếu có). Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí phải chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xác minh, xử lý.

 

Thời hạn xử lý không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được thông tin phát hiện lãng phí; trường hợp cần thiết có thể gia hạn xử lý thông tin một lần nhưng không quá 30 ngày, đối với nội dung phức tạp thì không quá 60 ngày.

 

* Hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo đúng lộ trình

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện, phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, khắc phục những bất cập và chuẩn bị các điều kiện để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo đúng lộ trình đã được duyệt là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

 

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm phê duyệt, đưa các nhà máy điện đủ điều kiện tham gia vào thị trường điện; chỉ đạo các đơn vị phát điện khẩn trương hoàn thiện các điều kiện tiên quyết để sớm đưa vào tham gia thị trường điện nhằm tăng tỷ lệ các nguồn điện tham gia trực tiếp vào thị trường điện.

 

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu, xây dựng Đề án đưa các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu tham gia thị trường phát điện cạnh tranh; đầu tư nâng cấp, đồng bộ và đầy đủ hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện; xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ vận hành thị trường điện còn chưa hoàn thiện, như quy định về cung cấp dịch vụ phụ cho thị trường; qui định về việc đưa các nhà máy thủy điện đa mục tiêu tham gia thị trường điện; các quy định về điều độ thời gian thực,…

 

Đồng thời nghiên cứu sửa đổi Thông tư 41/2010/TT-BCT, bổ sung quy định về hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện đã được cổ phần hóa, phải ký lại hợp đồng; các nhà máy điện chuyển từ EVN sang các Tổng công ty phát điện,…; xem xét tách toàn bộ phần thanh toán thị trường điện, thanh toán khác trên thị trường điện ra khỏi hợp đồng mua bán điện mẫu và đưa vào Quy định thị trường điện để tránh việc phải sửa đổi, ký lại hợp đồng mua bán điện khi thay đổi nội dung liên quan đến thanh toán trong Quy định thị trường điện.

 

TTXVN/ Tin Tức

Lãng phí công trình tiền tỷ

Công trình trạm bơm số 3 nằm trên địa bàn xã Chư Mố, huyện Ia Pa (Gia Lai) được đầu tư xây dựng năm 2009 với tổng kinh phí 6,4 tỷ đồng từ nguồn vốn phát triển nông nghiệp đi vào hoạt động từ năm 2010, nhưng công trình luôn nằm trong tình trạng “đắp chiếu” không hoạt động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN