Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII: Cân đối hợp lý kế hoạch sử dụng đất

Trong phiên họp ngày 1/11/2001, Chính phủ đã trình Quốc hội Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia. Theo đó, Chính phủ đề nghị phương án điều chỉnh sử dụng quỹ đất hợp lý hơn theo hướng tăng diện tích các quỹ đất khác như quỹ đất cho các khu công nghiệp, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ… Đặc biệt là giữ quỹ đất lúa đến năm 2015 còn 3,8 triệu ha và tăng quỹ đất cho khu công nghiệp đến năm 2020 lên 200.000 ha.

Điều chỉnh phù hợp phát triển kinh tế -xã hội

Theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), lấy năm 2010 là mốc so sánh thì đến năm 2015, đất nông nghiệp ở mức 26,55 triệu ha, tăng 240.000 so với năm 2010, trong đó đất trồng lúa đến năm 2015 ở mức 3,8 triệu ha, giảm so với năm 2010 (ở mức trên 4 triệu ha); đất phi nông nghiệp ở mức 4,448 triệu ha, tăng 743.000 ha; đất chưa sử dụng ở mức 2.097 triệu ha, giảm 1,067 triệu ha.

Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Nam Định, Ninh Thuận, Bình Dương và Bạc Liêu thảo luận tại tổ. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Trước thực tế trồng rừng mới không theo kịp so với nạn phá rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, hầu hết các đại biểu đều tỏ ra băn khoăn về tính chính xác của số liệu thống kê hiện nay về diện tích rừng và độ che phủ rừng.

“Việc quản lý giám sát rừng chưa được thực hiện tốt. Chỉ cần đi vào rừng sâu vài trăm mét ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên là sẽ biết ngay. Nếu đã gọi là rừng thì phải rõ ràng từng loại, chứ không phải vài cây “lèo tèo” cũng gọi là rừng được”, đại biểu Đặng Thành Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu ý kiến. Đại biểu đề nghị xem xét lại tính chính xác của con số về độ che phủ rừng: Hơn 39,5% như báo cáo, cần làm rõ tỷ lệ nào gọi là rừng, chỗ nào là lau lách, cây công nghiệp… Các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đưa ra tiêu chí cụ thể để Quốc hội giám sát.

Theo báo cáo, hiện nay khả năng khai thác, mở rộng diện tích đất trồng lúa để bù đắp vào diện tích đất lúa mất đi là rất hạn chế và tốn kém. Dự báo đến năm 2020 dân số nước ta khoảng 100 triệu người và sẽ dần đi vào ổn định khoảng 120 triệu người, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (bao gồm ăn, dự trữ, chăn nuôi, giống, chế biến, hao hụt…), tổng lương thực cho các nhu cầu của cả nước cần khoảng 47 triệu tấn; diện tích lúa gieo trồng cần tối thiểu khoảng 7,3 triệu ha, với hệ số sử dụng đất 1,9 - 2 lần, năng suất lúa bình quân đạt 64 tạ/ha.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến năm 2020 nước biển dâng lên khoảng 12 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng 6 nghìn ha (vùng đồng bằng sông Cửu Long gần 4 nghìn ha); đến năm 2030, nước biển dâng 17 cm, diện tích đất lúa bị ảnh hưởng khoảng 20 nghìn ha (vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 15 nghìn ha) và đến cuối thế kỷ, khi nước biển dâng 75 cm thì sẽ ảnh hưởng tới 70% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và về cơ bản phần lớn diện tích đất lúa của vùng sẽ bị ảnh hưởng.

Bởi vậy, sau khi cân nhắc tính toán nhiều phương án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội phương án giữ chỉ tiêu đất trồng lúa trên 3,81 triệu ha trong kế hoạch 5 năm (2011 - 2015).

Về diện tích đất khu công nghiệp, Chính phủ cũng đề nghị quy hoạch diện tích phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 là 200 nghìn ha nhằm đảm bảo đủ quỹ đất cho mục tiêu công nghiệp hóa, tránh tình trạng khi phát triển khu công nghiệp phải chi phí nhiều cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Cần có phương án bảo vệ đất trồng lúa và rừng

Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 1/11 về Quy hoạch sử dụng đất, các ý kiến đã ủng hộ chủ trương của Chính phủ trong bản Quy hoạch mới này. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến cho rằng, sử dụng đất hiện nay vẫn còn nhiều lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh), phải tiến hành kiểm tra, rà soát lại việc quy hoạch sử dụng đất, kiên quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, thậm chí phải hơn nữa, để đảm bảo an ninh lương thực bền vững, nhất là trong điều kiện dân số tiếp tục tăng và thế mạnh của chúng ta là nông nghiệp.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Trần Văn Bản thảo luận tại tổ. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN


Về giải pháp giữ đất trồng lúa và rừng, đại biểu Võ Thị Dung (Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị Quốc hội nên có nghị quyết về bảo vệ, phát triển đất

Sáng 2/11, Quốc hội đã nghe các thành viên Chính phủ đọc tờ trình và báo cáo thẩm tra của Quốc hội, bao gồm:

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đặng Thế Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giáo dục đại học.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giáo dục đại học.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

trồng lúa và rừng trong vòng 10 năm tới. Đất lúa là nguồn tài nguyên quý, rừng để bảo vệ sinh thái, nếu không bảo vệ, nguy cơ ngày càng bị thu hẹp. Đất công nghiệp trong 10 năm tới có thể tăng lên 200.000 ha. Tuy nhiên, hiện các KCN mới “lấp đầy” khoảng 46% diện tích đã giao. Do vậy, theo đại biểu Dung, nhu cầu đến đâu sẽ phát triển đến đó, tránh lãng phí. Chính phủ cần rà soát nghiêm túc trong điều hành việc sử dụng những dự án này.

Góp ý trong quy hoạch sử dụng đất công nghiệp, đại biểu Đào Văn Bình (Hà Nội) cho rằng, trước mắt cần phải lấp kín các khu công nghiệp và cần tính toán kỹ tỉ trọng phát triển công nghiệp trong nền kinh tế để chỉ tiêu đề ra hợp lý, tránh lãng phí. Bên cạnh đó, cần xem xét kỹ đất quy hoạch dành cho giáo dục, y tế và giao thông, đây là những vấn đề quan trọng và mang tính cấp bách.

Đồng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) nhận định, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam sẽ tăng hơn rất nhiều, đặc biệt ở hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đó là tốc độ đô thị hóa ở các tỉnh cũng tương tự và như vậy những câu chuyện quy hoạch, giao thông sẽ đặt ra với các tỉnh. Do vậy, theo đại biểu Nguyệt Hường, cần bổ sung chỉ tiêu về đất quy hoạch giao thông. Đối với đất trồng lúa cần tính đến các giải pháp như áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lúa, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu.

Băn khoăn về tình trạng sử dụng đất lâm nghiệp hiện nay, đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, đất lâm nghiệp đang bị biến dạng, chưa làm rõ được mục đích sử dụng. Trong vấn đề chuyển đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp, không thể chỉ chăm chăm “cấp đất giao tiền là xong” mà phải có điều kiện là giải quyết đời sống cho người dân không còn đất như thế nào. “Nếu chưa lí giải được điều này thì chưa cho làm, chứ không phải làm công nghiệp bằng mọi giá”, đại biểu Lịch đề nghị.

Thành Hiển

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN