Không bỏ ai lại phía sau

Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau” là chủ đề hội thảo được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức, ngày 26/4, tại Hà Nội.

Thúc đẩy phát triển dân tộc thiểu số - Không để ai bị bỏ lại phía sau” là chủ đề hội thảo được Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức, ngày 26/4, tại Hà Nội. 


Tại Hội thảo, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người toàn cầu của Liên hợp quốc 2016 với tiêu đề “Phát triển con người cho tất cả mọi người”.


Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT cho biết: Với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc UBDT sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhằm tạo chuyển biến về kinh tế xã hội rõ rệt hơn nữa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp.


Toàn cảnh hội thảo.

“Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ, sự chủ động và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cùng sự hỗ trợ của UNDP, các đối tác phát triển, cộng đồng quốc tế, các nội dung, giải pháp phát triển dân tộc thiểu số sẽ được triển khai thực hiện, đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, ông Lê Sơn Hải nhấn mạnh.


Trẻ em dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng bị yếu thế cần được chăm sóc.

Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết, 2 nhóm bị tụt hậu ở Việt Nam là dân tộc thiểu số và người di cư từ nông thôn ra thành thị. Nguyên nhân là do vị trí địa lý, hạn chế về cơ cấu, các định kiến kiến xã hội về trao quyền, cơ hội và khả năng tiếp cận dịch vụ công. Theo UNDP, người di cư thường không nghèo về thu nhập, nhưng nghèo đa chiều và có sự chênh lệch lớn giữa người di cư và người dân địa phương.


Tại Hội thảo, các đại biểu cũng nêu một số gợi ý nhằm thúc đẩy phát triển các dân tộc thiểu số như: Luật hóa vấn đề liên quan đến chính sách dân tộc trong hệ thống pháp luaatjq uốc gia làm cơ sở thể chế hóa thành hệ thống chính sách; đổi mới cách tiếp cận và xây dựng chính sách cho vùng và dân tộc thiểu số đảm bảo yêu cầu khoa học và hiệu quả; thí điểm cơ chế Trung ương chỉ ban hành chính sách khung gắn với mục tiêu cụ thể cần đạt được và phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện chính sách để phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm và phù hợp, hiệu quả của các chính sách...


Tin, ảnh: Trọng Thủy/Báo Tin Tức
Đồng Tháp chấn chỉnh tình trạng khai thác đất mặt ruộng
Đồng Tháp chấn chỉnh tình trạng khai thác đất mặt ruộng

Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, tình trạng người dân tự ý khai thác đất mặt ruộng bán cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh gạch nung diễn ra rầm rộ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN