Đại biểu Quốc hội nói về tiêm vaccine cho học sinh

Trước những vấn đề về việc mở cửa trường học trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó điều kiện tiên quyết được đưa ra là tiêm vaccine cho học sinh, ngày 25/10, bên lề kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV, một số đại biểu đã có chia sẻ với báo chí về vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định): Không vội tiêm vaccnie cho trẻ dưới 12 tuổi  

Về việc tổ chức tiêm vaccine cho người trẻ dưới 18 tuổi, chúng ta phải dựa vào cả khoa học cũng như điều kiện của xã hội.  Khi chúng ta đủ vaccine tiêm cho các đối tượng ưu tiên như theo hướng dẫn thì lúc đó chúng ta sẽ tổ chức tiêm cho người trẻ. Đối tượng đầu tiên nên chọn tiêm là từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi - độ tuổi học sinh cấp III. Những người này cơ thể phát triển hoàn chỉnh, nguy cơ mắc bệnh và khả năng tăng nặng tương đương với những người trên 18 tuổi. Do vậy, tôi cho rằng ưu tiên tiêm cho học sinh cấp III trước để các em được đi học, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng của cuộc đời.

Video Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ với báo chí bên lề Quốc hội:

Các học sinh cấp II (từ 12 tuổi trở lên), chúng ta nên tiêm những đối tượng có yếu tố nguy cơ. Các em mà bị béo phì, có bệnh nền thì nên tiêm vaccine. Còn các em khác thì tùy vào nguyện vọng của gia đình. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vẫn tiếp tục duy trì học trực tuyến đối với cấp I, cấp II.  Khi tiêm vaccine cho học sinh cấp III xong thì trường học nên mở cửa trở lại.

Học sinh cấp 2 thì tùy theo tình hình, gia đình được tiêm 60 - 70% thì chúng ta mở cửa lại toàn bộ trường. Vì các tỉnh cho đi học như Phú Thọ vừa qua, trong lớp học có vài ca nhiễm thì nguy cơ lây nhiễm rộng lại phải đóng lại. Không nên để một trường học mà mở cửa được 1 - 2 tuần có ca dương tính lại đóng, lại mở, không có tính ổn định. Do vậy, tôi có đề xuất lộ trình đến như vậy. Vaccine hiện nay chưa đủ, việc mua vaccine cũng rất khó khăn, hoàn toàn lệ thuộc vào phía đối tác. Bộ Y tế đã có lộ trình rồi nhưng công bố ra lại chưa có vaccine thì không triển khai được. Trong khi đó rất nhiều địa phương đang thiếu rất nhiều vaccine.

Nếu chưa có vaccine thì chưa nên mở cửa trường học trực tiếp. Mà chúng ta nên học online.  Nếu Hà Nội mở cửa cho học sinh trở lại trường nhưng có một ca dương tính thì lại đóng lại, sẽ rất khó khăn. Chúng ta vẫn nói là vùng xanh nhưng Hà Nội chưa thể nào vùng xanh được. Các hoạt động khác mở cửa rồi và sống chung với COVID-19 thì bên cạnh mình thì ai cũng có thể nhiễm cả. Nhưng nhiễm ngoài cộng đồng số lượng ít thì chúng ta còn có kế hoạch điều chỉnh, khoanh vùng, cách ly diện nhỏ. Nhưng một trường học thì rất khó vì học tập trung nhiều. Tôi vẫn mong tiêm sớm số học sinh cấp III. Nếu có vaccine thì số lượng tiêm dồn trong vòng 1 tuần là xong.  

Đối với trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi tôi cho rằng chưa nên tiêm. Vì trên thế giới đã thống nhất rồi, trẻ từ 12 - 18 tuổi rất rõ ràng độ an toàn và sự hiệu quả của vaccine. Nhưng dưới 12 tuổi thì vẫn còn đang nghiên cứu. Chúng ta cũng chưa vội. Chúng tôi làm việc ở Bình Dương cho thấy tỷ lệ trẻ bị nặng dưới 12 tuổi rất ít. Chủ yếu các cháu bị bềnh nền và có một số cháu tử vong nhưng đa phần là bị bệnh nền. Còn học sinh cấp 3 không khác chút nào đối với người lớn tuổi.  

Hiện nay khó nhất vẫn là làm thế nào để có vaccine.Vaccine cho trẻ em không phải hãng nào cũng được khuyến cáo, ngay cả Astrazeneca cũng chỉ tiêm cho người lớn. Do vậy, chỉ có vaccine Pfizer và bắt đầu tới đây Moderna là tiêm cho trẻ em. Một số vaccine khác có nghiên cứu nhưng các nước phát triển chưa tiêm.  Đi học rất dễ dàng nhưng đi học rồi lại phải nghỉ là rất khó khăn; tổ chức dạy học rất khổ, nhất là học sinh cấp III lúc đóng, lúc mở. Do vậy quan trọng nhất lúc này là phủ vaccine.  

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh): Tôi cho rằng cần ưu tiên tiêm vaccine cho trẻ em có bệnh nền

Trẻ em được học tập là quyền của trẻ em. Điều này đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Trẻ em. Quyền được đến trường không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng tiêm chủng đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.  Việc cho học sinh đến trường điều đó có nghĩa điều kiện tình hình dịch bệnh ở nơi đó đã cải thiện nhiều. Thậm chí, ở những nơi có miễn dịch cộng đồng, nên nguy cơ lây nhiễm hay bùng phát không lớn.

Chú thích ảnh
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Trong khi chưa tiêm vaccine đại trà cho các em thì địa phương có thể tổ chức lớp học chia ca, chia nhỏ, ngồi giãn cách, ra chơi không tiếp xúc gần, kết hợp với xét nghiệm hợp lý để phát hiện và xử lý kịp thời nếu có em bị F0. Điều quan trọng nhất hiện nay là độ phủ vaccine tăng lên thì giảm bớt việc giãn cách. Tuy nhiên, cũng phải luôn trong tình trạng phòng COVID-19: Đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và theo dõi triệu chứng của các em. Trong lúc học, nên kết hợp giáo dục ý thức tự giác tuân thủ quy định phòng chống dịch, để các em biết tự giữ gìn và đề phòng lây nhiễm.

Lê Vân/Báo Tin tức
Tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 không thực sự hữu ích
Tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 không thực sự hữu ích

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ, vi sinh quốc gia Nga Gamaleya (nơi bào chế vaccine Sputnik V), ông Alexander Gintsburg ngày 24/10 cho rằng việc tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường trong thời gian dưới 6 tháng kể từ mũi đầu tiên sẽ không gây hại cho cơ thể, nhưng có thể không đặc biệt hữu ích.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN