Chương trình hành động bảo vệ và phát triển rừng

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Mục đích của Chương trình nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 13-CT/TW; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của toàn dân, tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Đồng thời, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có chuyên ngành lâm nghiệp, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ mà Chương trình đặt ra là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng; rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng; tăng cường công tác phát triển rừng, nâng cao giá trị của rừng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.


Trong đó, Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường quản lý đất lâm nghiệp, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng; chấm dứt tình trạng mua, bán và "hợp thức hóa" quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật; thực hiện nghiêm túc việc dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên gắn với triển khai thực hiện các cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến...

TTXVN/Tin Tức
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phát triển rừng tại địa bàn có thủy điện Lai Châu
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phát triển rừng tại địa bàn có thủy điện Lai Châu

Tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Lai Châu, sáng 11/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc tại huyện Nậm Nhùn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN