Chung tay ngăn ngừa tảo hôn

Trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 thường phải bỏ học và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình; con cái thường bị chết lưu hoặc chết trong tháng đầu đời. Đó là thông tin được đưa ra tại "Hội thảo quốc gia về tình trạng tảo hôn", diễn ra sáng 25/10, tại Hà Nội.

Hội thảo do Liên hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA, UNICEF, UN Women),  Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế, phối hợp tổ chức.


Theo thông tin được chia sẻ tại hội thảo, tảo hôn là vi phạm quyền con người. Mặc dù các quốc gia đã có hệ thống luật pháp giúp giải quyến vấn đề này, nhưng thực tế, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi, mà nguyên nhân chính là do nghèo đói và bất bình đẳng giới. Giải quyết tình trạng tảo hôn chính là một trong các giải pháp góp phần giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới và quyền con người, cũng như góp phần duy trì sự bền vững của phát triển kinh tế-xã hội cho cộng đồng và quốc gia.


Cần quan tâm, bảo vệ trẻ em gái.

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 thường phải bỏ học và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình. So với phụ nữ sinh con ở độ tuổi trên 20, thì các bà mẹ trẻ em có nhiều nguy cơ tử vong do những biến chứng thai sản và trong quá trình sinh con. Con cái của các bà mẹ trẻ con thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu đời. Những biến chứng thai sản này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các bà mẹ trẻ con ở các quốc gia đang phát triển. Tảo hôn ảnh hưởng tới cả trẻ em trai nhưng tỷ lệ thấp hơn tảo hôn đối với trẻ em gái. Tình trạng tảo hôn liên quan tới tình trạng kinh tế - xã hội còn thấp kém, các tỉnh, thành có chỉ số phát triển con người cao thường có tỷ lệ tảo hôn thấp.


Các nghiên cứu khoa học trình bày tại hội thảo đều cho rằng, cần xây dựng cách tiếp cận giải quyết tảo hôn ở Việt Nam, trong đó, thúc đẩy bình đẳng giới, có các can thiệp cho trẻ em, nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng của các em, khuyến khích tạo điều kiện để các em được đi học, học nghề, bố trí việc làm; cùng với đó là các biện pháp truyền thông, tư vấn, vận động thay đổi nhận thức, tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân.

Trẻ em cần được học hành, vui chơi để tránh tảo hôn.

Việc thông qua các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2015, bao gồm mục tiêu về chấm dứt tảo hôn vào năm 2030 là một cơ hội tuyệt vời giúp các trẻ em gái ở nhiều nơi trên thế giới xây dựng tương lai của mình.


Phát biểu tại hội thảo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “Để giải quyết tình trạng tảo hôn, cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ từ các bộ, ngành và các địa phương. Đồng thời, phải có sự tham tham vấn của các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, để chấm dứt tình trạng tảo hôn. Tất cả mọi người cần phải chung tay giúp mang lại ước mơ, hoài bão cho trẻ em”.

Tin, ảnh: Trọng Thủy
Tuyên truyền chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Tuyên truyền chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Trước thực trạng nhận thức của người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số về pháp luật hôn nhân gia đình ở Đồng Nai đang hạn chế; UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở, ban, ngành đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết cũng như hậu quả, tác hại và những hệ lụy của vấn nạn này gây ra, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN