Bên lề quốc hội

Bên lề kỳ họp, các đại biểu tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến về phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội): “Cần người có tay nghề cao”


Năng suất lao động Việt Nam hiện thấp hơn các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong 14 chỉ tiêu của 9 tháng đầu năm nay, có 1 chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ lao động qua đào tạo, ước đến hơn 47% lao động chưa qua đào tạo. Điều này đáng báo động về chất lượng nguồn lao động của chúng ta hiện nay và cần sớm có giải pháp quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo nghề, trong đó có chất lượng dạy nghề đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tôi đề xuất Chính phủ quan tâm đến lực lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia, người có tay nghề cao vì lực lượng này khác với lực lượng quản lý.

Đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội): “Đẩy nhanh cổ phần hóa”


Chính phủ cần thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Đây là lĩnh vực nhưng triển khai còn chậm. Hiện có 6.000 doanh nghiệp nhà nước, chiếm tỷ trọng vốn rất lớn của Nhà nước nhưng hiệu quả chưa cao. Chính phủ có giải pháp hữu hiệu cổ phần hóa càng nhanh doanh nghiệp càng tốt. Từ cổ phần hóa chậm dẫn đến chiếm dụng vốn nhà nước lớn, hiệu quả kinh tế không cao, sự phát triển của các doanh nghiệp hạn chế.

Đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh): Sử dụng nợ không hiệu quả


Nợ không có gì xấu, cả kể cả doanh nghiệp và Nhà nước. Vấn đề của Việt Nam sử dụng nợ không có hiệu quả, đầu tư tràn lan ngoài ngành. Chúng ta đứng trước vấn đề là nợ phải trả hàng năm đang lên ngưỡng báo động. Việt Nam đang vướng là phải vay để đáo nợ, đây là vấn đề cần phải tính toán.

Vấn đề cần lưu ý là việc sử dụng nợ thế nào và năng lực sức mạnh kinh tế, hiệu quả kinh tế. Nguyên tắc không thể vay ODA để chi thường xuyên, nhưng hiện nay khái niệm của Việt Nam về chi đầu tư và chi thường xuyên cần phải xem lại. Chúng ta xây trụ sở cơ quan gọi là chi đầu tư; trong khi đầu tư cho giáo dục gọi là chi thường xuyên, nên nguyên tắc hiệu quả không cao. Do đó cần minh bạch thế nào là chi đầu tư và thế nào là chi thường xuyên.

XM (thực hiện)
Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xử lý nợ xấu
Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xử lý nợ xấu

Tại Phiên họp thường kỳ tháng 10/2014, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo đề án được duyệt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN