Bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng

Để phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng tiếp tục góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Thị Hà, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương vừa đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phát động, tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2020.

Chú thích ảnh
Đồng chí Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban TĐKT Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng TĐKT Trung ương. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Nội dung thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị được giao và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2020 và kế hoạch 5 năm (2016-2020).

Các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các nghị định quy định chi tiết thi hành, trong đó chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung thông tư, quy chế, hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với pháp luật về thi đua, khen thưởng và thực tiễn của từng bộ, ban, ngành, địa phương. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng, bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.

Trong xét khen thưởng cần tăng cường việc phát hiện các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong các phong trào thi đua; các điển hình là công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động; đơn vị cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo; các lĩnh vực trọng tâm, trọng yếu, khó khăn, độc hại, nguy hiểm để khen thưởng kịp thời. Việc xét khen thưởng phải bảo đảm các tập thể, cá nhân có thành tích thật sự tiêu biểu, xuất sắc, hình thức khen thưởng phù hợp với thành tích, công trạng đạt được.

Đối với các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, trước khi xét khen thưởng cần công khai các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng trên các phương tiện thông tin truyền thông và báo cáo kết quả xử lý thông tin với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ngành, tỉnh trước khi xét khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.

“Quy trình, hồ sơ, thủ tục khen thưởng thực hiện đúng các quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng). Khi xét đề nghị tặng thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước phải tiến hành họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (không xin ý kiến các thành viên Hội đồng bằng văn bản thay cho việc họp Hội đồng), thực hiện trình khen thưởng theo đúng thời hạn quy định. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ nhận hồ sơ bảo đảm đúng các quy định về hồ sơ thủ tục và thời gian theo quy định”, Thứ trưởng Trần Thị Hà lưu ý.

Chu Thanh Vân (TTXVN)
Công tác thi đua, khen thưởng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân
Công tác thi đua, khen thưởng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân

“Chúng ta thi đua để xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để không tụt hậu với các nước trong khu vực và thế giới; thi đua để xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; thi đua để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước; thi đua để hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam... Nhờ vậy, diện mạo của đất nước thay đổi to lớn, tạo sự phấn khởi, góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế”. 

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN