Ukraine bắt 2 xe bọc thép của Nga

Ngày 21/8, Quân đội Ukraine thông báo các lực lượng nước này ở miền Đông đã bắt giữ 2 xe bọc thép của Nga cùng những tài liệu cho thấy hai xe này có liên quan tới một đơn vị lính dù tinh nhuệ.

Binh sĩ Ukraine tại vị trí gần thành phố Lugansk ngày 20/8. Ảnh: AFP/TTXVN


Hãng tin AFP dẫn lời Người phát ngôn quân đội Ukraine Andriy Lysenko xác nhận: "Các bính sĩ Ukraine đã bắt giữ 2 xe bọc thép của sư đoàn lính dù Pskov gần Lugansk". Tin cho biết thêm các binh sĩ điều khiển 2 xe này đã bỏ chạy.
 
Tuy nhiên, ngay sau đó Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov đã bác bỏ thông tin trên phương tiện truyền thông Ukraine về vụ bắt giữ một xe bọc thép chiến đấu của Nga. Ông Konashenkov khẳng định: "Những 'tin giật gân' như vậy dường như cho thấy các vấn đề nghiêm trọng mà binh sĩ Ukraine đang phải đối mặt trong quá trình xúc tiến cái gọi là 'kế hoạch hòa bình' ở Đông Nam Ukraine theo một cách thức quen thuộc, nói rằng sẽ nỗ lực hết sức trong cuộc chiến vì hòa bình".
 
Theo ông, "gần như chắc chắn thứ được thu giữ trong lúc 'giao tranh' ác liệt - một khẩu súng trường Kalashnikov hoặc một quả lựu đạn F-1 với những cuốn sổ nhật ký cá nhân bị cáo buộc của binh sĩ Nga - sẽ là 'sự thật không thể tranh cãi' tiếp theo".
 
Trong một động thái khác, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) ngày 21/8 thông báo Ukraine đã hoãn hoạt động chuyển hàng cứu trợ nhân đạo của Nga tới miền Đông Ukraine, song khẳng định vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm cho phép đoàn xe này khởi hành.

ICRC, cơ quan viện trợ độc lập, đã cử 35 nhân viên tới nhằm giúp dàn xếp cho đoàn xe khoảng 260 chiếc chở hàng cứu trợ của Nga, đang tạm dừng gần Rostov. Dự kiến, công tác kiểm tra bắt đầu từ tối 20/8, trước khi đoàn xe này đi tới thành phố Luhansk do phiến quân kiểm soát ở miền Đông Ukraine.

TN (Theo AFP)
Khủng hoảng Ukraine: Vai trò của Phần Lan trong thế đối đầu Nga-Mỹ
Khủng hoảng Ukraine: Vai trò của Phần Lan trong thế đối đầu Nga-Mỹ

Một quốc gia từng là cầu nối đưa Mỹ và Liên Xô ngồi vào bàn đàm phán ở thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh và ký Đạo luật Helsinki, nay có thể giúp Nga và phương Tây đàm phán để chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN