Thủy sản, công nghệ và sản xuất gia dụng giảm mạnh, VN-Index mất hơn 33 điểm

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần sáng 25/4, VN-Index chỉ giảm nhẹ nhưng đến 11 giờ, nhịp giảm tăng mạnh do áp lực giảm điểm của các ngành chế biến thủy sản, công nghệ thông và bán lẻ.

Có vẻ tâm lý bi quan vẫn là gánh nặng của thị trường khiến lực bán tăng mạnh vào cuối phiên sáng. Tuy nhiên, giá mua - bán chênh lệch nhau nên cổ phiếu khớp lệnh thấp, giá trị thanh khoản cũng không cao.

Chú thích ảnh
VN-Index mất hơn 30 điểm vào sát cuối phiên sáng 25/4. Ảnh chụp màn hình

Nhóm ngành giảm điểm mạnh nhất là chế biến thủy sản với -6,57%, tiếp đến ngành công nghệ thông tin -4,6%, ngành sản xuất gia dụng gần -4%, ngành bán lẻ và sản xuất phụ trợ giảm hơn 3,8%.

Tốp cổ phiếu giảm mạnh nhất khiến thị trường mất gần 10 điểm phải kể đến GAS, VPB, MWG, FPT, HPG, SAB, MSN, BID, DGC, GVR. Tuy nhiên, nhờ lực kéo của các cổ phiếu trong rổ VN30 như BCM, VRE, SHB, PVG… nên đà giảm được thu thẹp.

Kết phiên sáng, VN-Index giảm hơn 33 điểm, xuống còn 1.346 điểm; HNX-Index giảm hơn 5 điểm xuống còn gần 354 điểm. Toàn sàn có gần 300 mã tăng giá, 780 mã đứng giá và hơn 560 mã giảm giá. Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch thấp, đạt gần 372 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị khoảng 10.441 tỷ đồng. 

Theo CTCK KB Việt Nam (KBSV), trong tuần này, VN-Index nhiều khả năng sẽ còn trải qua diễn biến rung lắc mạnh trong những phiên kế tiếp và cơ hội tạo đáy, hồi phục thành công vẫn chưa được đánh giá cao chừng nào chỉ số chưa vượt được vùng cản quanh 1.400 điểm. Theo đó, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ đối với các cố phiếu mục tiêu.

Trong khi đó, CTCK Tân Việt (TVSI) cho biết, dòng tiền đang đổ vào các cổ phiếu bluechips, ngược lại các cổ phiếu đầu cơ vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục chứng kiến dòng tiền “tháo chạy”. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu đã tăng ngược chiều trong thời gian qua cũng bị chốt lời mạnh cho thấy sự chuyển dịch của dòng tiền sang các cổ phiếu cơ bản đã giảm sâu và ở định giá hấp dẫn.

Chú thích ảnh
Các nhóm ngành giảm điểm trong phiên sáng ngày 25/4. Ảnh chụp màn hình

Theo đánh giá của TVSI, với cách mua vào quyết liệt từ các nhà đầu tư tổ chức trong vài phiên gần đây thì đa số áp lực giải chấp đã giải tỏa được phần nào. Lượng cổ phiếu mua vào với mục tiêu thường là đầu tư dài hạn sẽ giúp áp lực cung của các cổ phiếu bluechips giảm đi.

Hiện còn quá sớm để đánh giá thị trường đã tạo đáy hay chưa nhưng TVSI kỳ vọng sự lạc quan là chìa khóa của mọi sực tích cực và giá trị sẽ dẫn dắt niềm tin trở lại.

Còn theo dự báo của CTCK VCSC, trong tuần này, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt cho sự hồi phục của thị trường. Theo đó, chỉ số đại diện VN-Index có thể sẽ kiểm định kháng cự MA5 ngày tại 1.393 điểm và nếu lực mua đủ mạnh để vượt qua mốc này, chỉ số sẽ kiểm định lại kháng cự MA10 ngày và MA200 ngày đang nằm tại khu vực 1.423 điểm.

Để thực hiện nhịp kiểm định này, VCSC cho rằng thị trường cần sự cộng hưởng của cả nhóm vốn hóa lớn và vốn hóa vừa và nhỏ. Đây là một ngưỡng kháng cự mang tính chất khá then chốt, quyết định xem liệu thị trường có thể quay trở lại xu hướng tăng giá hay chỉ là một nhịp hồi phục mang tính chất kỹ thuật do trạng thái bị bán quá mức.

Hải Yên/Báo Tin tức
Nhận định chứng khoán tuần từ 25 – 29/4: Kỳ vọng nhịp hồi phục được mở rộng
Nhận định chứng khoán tuần từ 25 – 29/4: Kỳ vọng nhịp hồi phục được mở rộng

Phân tích về diễn biến thị trường chứng khoán tuần qua và đưa ra nhận định cho tuần tới, chuyên gia từ các công ty chứng khoán cho rằng, VN-Index giảm trong tuần thứ ba liên tiếp với mức thậm chí còn mạnh hơn hai tuần trước đó và thanh khoản gia tăng. Dù vậy, diễn biến đi lên của chỉ số VN- Index tại phiên cuối tuần (22/4) được kỳ vọng nhịp hồi phục được mở rộng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN