Giao dịch nhóm hàng nông sản gia tăng đột biến

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (7/2), diễn biến phân hóa trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Trái với xu hướng giá đi xuống của hầu hết mặt hàng nhóm nông sản và kim loại là sắc xanh bao trùm hầu hết nhóm mặt hàng nguyên liệu công nghiệp và năng lượng. Chỉ số MXV-Index tăng 0,22% lên 2.116 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức trên 4.800 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, giá trị giao dịch của nhóm nông sản tăng đột biến gần 198%, chiếm 39,5% tổng giá trị giao dịch của toàn sở. 

Giá ngô tiếp tục hình thành đáy mới trong ba năm qua

Chú thích ảnh

Theo MXV, thị trường ngô kết thúc phiên giao dịch ngày 7/2 với mức giảm mạnh tới hơn 1% và tiếp tục hình thành mức đáy mới trong ba năm qua. Những kỳ vọng trái chiều về mùa vụ của Brazil cũng tác động lên diễn biến lao dốc của mặt hàng này trong phiên hôm qua.

Thị trường dự báo sản lượng ngô của Brazil niên vụ 23/24 vẫn sẽ tiếp tục bị cắt giảm trong báo cáo Cung cầu tháng 2 được phát hành vào cuối tuần này, trong khi một số tổ chức nông nghiệp bắt đầu có những nhận định lạc quan hơn thời gian gần đây. Trung tâm Nghiên cứu Hàng hóa Refinitiv đã nâng dự báo sản lượng ngô niên vụ 23/24 của Brazil lên 119,8 triệu tấn. Refinitiv cho biết thời tiết ấm hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch trên khắp các khu vực sản xuất chính ở miền Trung Tây và miền Nam Brazil. Thời tiết chuyển biến tích cực dự kiến sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngô vụ 2, chiếm khoảng 75% tổng sản lượng hàng năm của quốc gia xuất khẩu số 1 thế giới. 

Trái với ngô, giá lúa mì đóng cửa phiên hôm qua trong sắc xanh. Thị trường đang đối mặt với các rủi ro xung quanh hoạt động sản xuất và vận tải ở châu Âu do các cuộc biểu tình ở khu vực này vẫn đang diễn ra để phản đối chính sách khí hậu và việc mở cửa cho nông sản giá rẻ. 

Các điều kiện cho phép Liên minh Châu Âu ký kết thỏa thuận thương mại với nhóm Mercosur gồm các nước Nam Mỹ vẫn chưa được đáp ứng, Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban Châu Âu Maros Sefcovic cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục. Hiệp định thương mại này đã bị giám sát chặt chẽ trong những tuần gần đây trong bối cảnh nông dân phẫn nộ trước làn sóng nông sản giá rẻ và không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt của EU từ một số nước.

Chú thích ảnh

Ngoài ra, tại Pháp, hoạt động sản xuất lúa mì cũng đang gặp khó khăn. Viện cây trồng Pháp Arvalis cho biết sản lượng lúa mì durum trong năm nay của nước này có thể tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất mới trong một thế kỷ qua, do thời điểm gieo trồng lý tưởng đã kết thúc từ mùa thu và chất lượng mùa vụ không đồng đều. Rủi ro thiệt hại tổng sản lượng lúa mì của Pháp cũng là yếu tố hỗ trợ giá.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng 5/2 giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao tháng 3 ở mức 6.350 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 4, giá chào bán dao động ở mức 6.250 - 6.300 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán ngô nhập khẩu tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn 50 đồng/kg so với giá giao dịch tại cảng Cái Lân.

7 trên 10 mặt hàng nguyên liệu công nghiệp tăng giá

Khép lại phiên giao dịch 7/2, sắc xanh áp đảo trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. 

Giá Arabica tăng 1,33% sau ba phiên giảm liên tiếp. Bất chấp nguồn cung đang có tín hiệu cải thiện, giá Arabica khởi sắc khi thị trường cho rằng nhu cầu về mặt hàng này đang tăng lên khi giá Robusta quá cao. 

Chú thích ảnh

Hãng tư vấn hEDGEpoint Global cho biết các nhà rang xay cà phê đang có xu hướng ưu tiên sử dụng hạt Arabica chất lượng thấp thay thế hạt Robusta để giảm chi phí sản phẩm. Hiện tại Robusta đang tăng 67% trong khi đà tăng của Arabica nhẹ hơn, khiến chênh lệch giá giảm bớt, từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu từ Robusta sang Arabica. 

Giá Robusta tiếp tục hồi phục mức 0,69%. Lo ngại về thiếu hụt nguồn cung cục bộ ngày càng nghiêm trọng khi tồn kho trên Sở ICE-EU chưa dứt đà giảm. Cụ thể, tổng lượng Robusta đang lưu trữ tại đơn vị này hiện còn 25.840 tấn, giảm 1.410 so với phiên trước và tiếp tục hướng tới mức thấp kỷ lục mới. 
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (8/2), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tăng nhẹ 200 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 77.800 - 78.900 đồng/kg.

Giá đường 11 tăng 1,36% khi lo ngại thiếu hụt nguồn cung đang hiện diện trên thị trường. Nhà phân tích Green Pool dự báo, sản lượng đường toàn cầu vụ 2024/25 sẽ thâm hụt 788.000 tấn. Điều này đồng nghĩa nguồn cung sẽ vẫn thắt chặt và giá có thể sẽ ở mức cao.

Giá bông tăng 1,06% nhờ đồng USD yếu đi trong bối cảnh thị trường kỳ vọng nhu cầu mặt hàng này hồi phục. Chỉ số Dollar Index giảm 0,15%, đồng nghĩa đồng USD yếu đi và giá bông Mỹ rẻ hơn với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác. Điều này kích thích lực mua trên thị trường. 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Sức mua hàng hóa cận Tết tăng cao, giá cả hàng hoá ổn định, nguồn cung dồi dào
Sức mua hàng hóa cận Tết tăng cao, giá cả hàng hoá ổn định, nguồn cung dồi dào

Ghi nhận tại các siêu thị tại Hà Nội cho thấy, nguồn cung hàng hóa dồi dào. Tại một số siêu thị, lượng khách hàng đến mua sắm hàng Tết từ sau ngày ông Công ông Táo tăng khoảng 30% - 100 % so với trước đó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN