Tạo bước đột phá cho Olympic

Năm 2015 không phải năm chuyển giao của thể thao Việt Nam, mà mọi kế hoạch sẽ phải thực hiện ngay vì SEA Games 28 và Olympic 2016 đều đã cận kề.

Xác định mục tiêu

Để chuẩn bị tốt trong năm 2015, năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và cũng là năm tập trung chuẩn bị tổ chức ABG 5 - 2016, chuẩn bị lực lượng tham dự các giải đấu lớn trong khu vực và thế giới, Ủy ban Olympic Việt Nam tiếp tục cùng Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với các cơ quan, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia triển khai các công tác chuẩn bị cho đoàn Thể thao Việt Nam tham dự và thi đấu đạt thành tích tốt tại SEA Games lần thứ 28, ASEAN Para Games lần thứ 8 tại Singapore; chuẩn bị khâu tổ chức và lực lượng tham dự ABG lần thứ 5 tại Việt Nam vào năm 2016; tập trung đào tạo vận động viên các môn thể thao trọng điểm, tạo bước đột phá thành tích tại Olympic cũng như Paralympic năm 2016; tập trung đào tạo bóng đá trẻ để giành thành tích tốt nhất tại SEA Games 28 năm 2015 và các giải thể thao quốc tế khác...

Mục tiêu chính của TTVN năm nay là các môn thể thao Olympic.



Tất cả VĐV này đều phải có thành tích tiếp cận thành tích giành huy chương châu Á và có cơ hội đạt chuẩn tham dự Olympic. Khi được chọn vào danh sách VĐV trọng điểm loại 1, các VĐV sẽ được hưởng chế độ tiền ăn 400.000 đồng/người/ngày và tiền công 400.000 đồng/người/ngày. Các VĐV trọng điểm sẽ được ưu tiên tìm HLV, chuyên gia có chất lượng và được đi thi đấu tại các giải đấu quan trọng để giành thành tích cho thể thao Việt Nam.

Tất cả kinh phí đầu tư cho các VĐV trọng điểm nhóm 1, nhóm 2 đều được lấy từ tiền ngân sách cấp cho sự nghiệp thể thao hằng năm. Trong năm 2015, kinh phí sự nghiệp của ngành thể thao là hơn 500 tỉ đồng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, nhấn mạnh: Năm 2015 là thời gian quan trọng của phong trào Olympic Việt Nam, chúng ta đứng trước nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn. Bởi vậy, ngoài những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra, Ủy ban Olympic Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao; củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác thể dục thể thao với các nước ASEAN, các tổ chức thể thao quốc tế, Ủy ban Olympic quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực, châu lục và thế giới và các nước có nền thể thao phát triển...

Cách đây 3 năm, tại hội nghị triển khai công tác của năm 2012, mục tiêu chuẩn bị cho Olympic 2012 và hướng tới Olympic 2016 đã được đề ra. Thực tế chuyên môn thì ở Olympic 2012, thể thao Việt Nam hoàn thành hơn về số lượng VĐV góp mặt nhưng mặt chất lượng lại tay trắng do không đạt huy chương. Lúc này, chỉ còn hơn 1 năm nữa là tới Olympic 2016, thể thao Việt Nam sẽ không nằm ngoài mục tiêu phải đạt được huy chương tại Brazil.

Đầu tư trọng điểm

Huy chương màu gì và nhắm được ở môn nào cũng không phải quá khó để xác định với thể thao Việt Nam. Và nếu ta tiếp tục không thành công tại Olympic 2016 thì sự chuẩn bị lại tiếp tục cho Olympic 2020 ở Nhật Bản. Cho một chiến lược dài hơi hơn cần nhiều sức lực về con người, kế hoạch tập luyện khoa học và tiền của. Điều ấy đang được ngành thể thao nhắm vào danh sách 20 VĐV được đầu tư trọng điểm.

Theo ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, sẽ có 50 - 60 VĐV được Tổng cục TDTT chọn lựa đưa vào danh sách đầu tư đặc biệt để giành thành tích cao tại đấu trường châu Á và đạt chuẩn đến Olympic. Đến thời điểm này Tổng cục TDTT đã chọn được gần 50 VĐV và chuẩn bị ra quyết định thực hiện quá trình đầu tư đặc biệt. Các VĐV trọng điểm loại 1 sẽ được tuyển chọn gắt gao từ những môn thể thao Olympic và Asiad.

Ngoài các VĐV trọng điểm loại 1, ngành thể thao cũng sẽ đầu tư cho khoảng 100 VĐV trọng điểm loại 2 ở các môn thi có khả năng tranh chấp HCV tại SEA Games và các VĐV trẻ tiềm năng. Các VĐV trọng điểm loại 2 sẽ được thực hiện các chế độ như đối với VĐV đội tuyển quốc gia, thêm vào đó là được đầu tư đặc biệt về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc bổ hỗ trợ.

Lê Sơn

Hải Phòng và Than Quảng Ninh cạnh tranh ngôi đầu
Hải Phòng và Than Quảng Ninh cạnh tranh ngôi đầu

Do chỉ hơn kém nhau 1 điểm, lại cùng đang có phong độ cao, nên cuộc đấu giữa Hải Phòng và Than Quảng Ninh được đánh giá là trận cầu “đinh” của vòng 8.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN