Những vụ lùm xùm bên lề các kỳ Olympic

Ngay khi các VĐV đang chuẩn bị xuất phát ở nội dung quan trọng nhất của môn điền kinh là 100m nam tại Olympic London, 1 chai nước từ trên khán đài đã bị ném xuống đường chạy. Thủ phạm là một người say đã liên tục la ó trên khán đài phản đối tia chớp Usain Bolt.


HCB môn Judo tại Olympic là nữ VĐV Edith Bosch chính là người đứng sau người đàn ông nọ khi anh ta lớn tiếng chỉ trích Bolt và ném chai. Nữ VĐV người Hà Lan này đã nhanh chóng khống chế anh ta giao cho cảnh sát.


Không có ai bị thương sau vụ việc, và may mắn nhất là cuộc đua cũng không bị ảnh hưởng với thành tích của tia chớp người Jamaica Usain Bolt đạt 9 giây 63, xác lập kỷ lục thế giới mới ở nội dung này.


Kể từ khi Olympic London được khởi động, đã có vài vụ bắt bớ diễn ra. Trong đó, đa phần là những vụ việc mới ở mức nhỏ, chưa gây hậu quả nghiêm trọng.


Tuy nhiên, trong lịch sử Olympic, đã từng có những lùm xùm và cả những vụ việc tồi tệ hơn nhiều.


Vụ bắt cóc 11 VĐV Ixraen tại Olympic Munich 1972 đã trở thành vết đen trong lịch sử các kỳ Olympic. Ảnh: Internet


Năm 2008, tại Thế vận hội Bắc Kinh, hai du khách người Mỹ bị đâm bởi một người đàn ông Trung Quốc. Người đàn ông tử nạn là bố vợ của HLV bóng chuyền đội tuyển Mỹ. Vợ ông may mắn hơn nhưng cũng được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Sau khi đâm 3 nạn nhân, người đàn ông đã nhảy từ trên tầng cao của Tháp Trống, ngọn tháp có từ thế kỷ 13, nơi hai nạn nhân người Mỹ đang thăm quan, để tự tử.


Năm 2007, nữ hoàng điền kinh Marion Jones đã bị kết tội 6 tháng tù về tội sử dụng steroid từ trước Thế vận hội năm 2000 cho đến tháng 7/2001. Marion Jones khai trước tòa rằng lúc đầu cô vẫn tưởng rằng mình chỉ uống “flaxseed oil”, dầu ép từ hạt cây lanh, một loại cây lấy sợi dùng trong ngành dệt. Marion Jones đã bị tước hết 5 huy chương mà cô đã thắng tại Thế vận hội mùa hè Sydney năm 2000, trong đó có 3 HCV.


Tại thế vận hội mùa đông năm 2002 tại Salt Lake City, Mỹ, hai VĐV trượt băng nghệ thuật người Nga Elena Berezhnaya và Anton Sikharulidze bị phạm một lỗi nhỏ trong bài dự thi của mình trong khi đôi VĐV người Canađa là Canadians Jamie Sale và David Pelletier lại có một bài thi hoàn hảo. Ai cũng nghĩ HCV sẽ thuộc về đôi VĐV Canađa.


Nhưng khi các trọng tài cho điểm số, bất ngờ đã xảy ra khi 5/9 trọng tài chấm đôi VĐV người Nga được HCV trước sự ngỡ ngàng của khán giả và cả chính các VĐV. Tuy nhiên, ngày hôm sau, trọng tại người Pháp Marie-Reine Le Gougne đã thú nhận dàn xếp kết quả với ban huấn luyện đội tuyển Nga sẽ ưu tiên chấm điểm cho đội tuyển Pháp ở nội dung trượt băng nghệ thuật đồng đội. Điểm số của vị trọng tài này bị hủy bỏ, HCV được trao cho cả 2 cặp VĐV.


Năm 1996, Eric Rudolph trở thành tên tội phạm bị truy nã gắt gao trên toàn nước Mỹ sau khi đặt bom giữa đám đông tại Olympic mùa đông Atlanta làm chết 2 người và bị thương hàng trăm người khác.


Sau khi bị coi là nghi phạm chính trong các vụ tấn công, Rudolph bỏ trốn vào vùng núi ở Bắc Carolina, tránh truy bắt trong suốt 5 năm. Mãi đến tháng 5/2003, cảnh sát mới bắt được Rudolph. Sau khi bị bắt, Eric Rudolph thừa nhận thực hiện vụ đánh bom tại Atlanta trong dịp Olympic 1996 và 3 vụ tấn công khác. Y tuyên bố chọn Thế vận hội làm thời điểm ra tay để khiến chính phủ Mỹ bẽ mặt trước thế giới.


Tháng 6/1994, trong buổi luyện tập cho giải vô địch trượt bang nghệ thuật Mỹ diễn ra tại Detroit, VĐV Nancy Kerrigan được coi là ứng cử viên số 1 của chiếc HCV đã bị một người dùng dùi cui cảnh sát đập vỡ gối. Qua điều tra, người ta đã buộc người đồng đội của cô là VĐV Tonya Harding phải nhận lỗi đã chủ mưu trong vụ việc này.


Đây là một phần âm ưu của người đồng đội với mục đích gạt Kerrigan ra khỏi đội hình đội tuyển tham dự Olympic Lillehammer, Nauy. Chính chồng cũ của Harding đã thuê người đập gẫy chân của Kerrigan. Tonya Harding sau đó thoát khỏi án tù với 160.000 USD tiền tại ngoại và 500 giờ lao động công ích, nhưng vụ bê bối mà cô tạo ra trở nên nổi tiếng nhất lịch sử các kỳ Olympic.


Về phía Kerrigan, cô không bị gẫy chân và vẫn có thể tham dự Thế vận hội mùa đông năm đó và đã giành HCB trong cuộc thi này. Chương trình truyền hình phần biểu diễn của cô trở thành chương trình thể thao được xem nhiều nhất thời gian đó.


Olympic 2012 đánh dấu lễ kỷ niệm 40 năm kể từ sau vụ thảm sát ghê rợn nhất trong lịch sử các kỳ Olympic, Thế vận hội tại Munich. Vụ việc bắt đầu vào ngày 5/9/1972, Black September lặng lẽ đột nhập vào làng Olympic bắt cóc 11 VĐV Ixraen làm con tin với yêu cầu buộc Ixraen trao trả tự do cho 234 tù nhân Palextinđang bị giam giữ tại nước này.


Tuy nhiên, yêu sách của bọn khủng bố đã không được chính phủ Ixraen đáp ứng. Chúng lập tức giết chết 2 VĐV Ixraen ngay tại làng Olympic Munich. Sau đấy, nhóm khủng bố đưa 9 VĐV còn lại ra sân bay Munich, yêu cầu cảnh sát cung cấp máy bay để tẩu thoát, đồng thời tiếp tục yêu sách đòi trả tự do cho các tù nhân Palextin.


Cuối cùng lực lượng an ninh Đức đã quyết định nổ súng. Cuộc giao tranh dữ dội khiến 9 VĐV Ixraen và 5 tên khủng bố thiệt mạng.


Vụ thảm sát đẫm máu thật sự đã làm rúng động thế giới, khiến Olympic Munich 1972 bị gián đoạn trong một thời gian dài, và chỉ được khởi động lại sau lễ an táng 11 nạn nhân. Cảnh sát Đức cũng bị chỉ trích nặng nề vì không làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh cho kì Thế vận hội.



Minh Đăng

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN