Đua xe công thức 1: Cuộc chiến công nghệ cao

Các tiêu chuẩn của xe đua Formula One (F1) luôn là chủ đề nóng gây tranh cãi trong nhiều năm. Những người soạn thảo quy tắc, nhằm cải tiến để cuộc đua cho phù hợp và hấp dẫn lại thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn như muốn giữ lấy công nghệ cao nhưng lại kiểm soát chi phí. Hoặc, muốn mang tới những đường đua gay cấn, quyết liệt nhưng lại đặt an toàn lên hàng đầu.


Điều này đã dẫn đến nhiều thay đổi về đường đua và thiết kế xe trong đó có sự ra mắt mới nhất của công nghệ KERS và DRS và nhiều thay đổi về thiết kế của chiếc lốp. Những thay đổi đó thoạt nhìn tưởng rời rạc nhưng nếu được xâu chuỗi sẽ thấy quãng thời gian 10 năm trở lại đây cuộc đua F1 đã có nhiều đổi thay


Những cuộc “cách mạng” kỹ thuật...


Trong một nỗ lực để giảm tốc khi vào cua và nâng cao độ an toàn, cuộc đua F1 năm 1998 lốp xe đã được thêm vào các rãnh sâu. Các thí nghiệm cho thấy, sự an toàn đã được đặt ra nghiêm túc suốt những mùa giải sau đó. Nhưng 10 năm sau, những đường rãnh trên lốp đó lại gây khó chịu cho những tay đua. Nó làm giảm tốc độ của xe và như vậy, một loại lốp mới được nghiên cứu và ứng dụng, nhiều tay đua ưa chuộng - lốp nhẵn.

Giải đua xe F1 ngày càng trở nên khốc liệt.


Từ lâu, chúng ta thấy sự thống trị của hãng sản xuất lốp Bridgestone, khi mùa giải F1 năm 2002 là Bridgestone đã tập trung toàn bộ để phục vụ cho một đội duy nhất - đội đua Ferrari với trụ cột là tay đua huyền thoại người Đức Michael Schumacher. Và anh đã thắng liền 15 chặng, giành chức vô địch mùa giải ngay từ tháng 7, khi cuộc đua còn tới 6 chặng nữa mới kết thúc. Năm 2006, FIA quyết định F1 nên có một nhà cung cấp lốp để tăng hiệu suất, tốc độ khi vào cua và có thể được kiểm soát vì lý do an toàn. Và đến năm 2011, Pirelli là nhà cung cấp lốp xe chính thức cho các đội đua khiến giải đấu hấp dẫn hơn.


Những thay đổi trên đường đua


Chi phí gia tăng cùng với tính cạnh tranh thấp nên giải đua F1 năm 2002 có ít đội tham dự (22 đội), ngoại trừ đội đua Toyota là mới. Trước khi mùa giải bắt đầu, đội Prost rút lui trong khi đội Arrows biến mất sau vài chặng đua. Cho tới nay, số lượng đội đua đăng ký tăng lên, từ đó tính cạnh tranh khiến cho tất cả đều bị sức ép và buộc phải nỗ lực nhiều hơn. Nhưng, với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, sẽ rất lâu nữa F1 mới trở lại với số lượng đội tuyển kín sân là 26 đội như 17 năm trước.


Năm 2002, đội về nhất chặng có thời gian chênh lệch khá xa so với các đội còn lại. Nhưng năm nay, trong cùng một cuộc đua có tới 15 tay đua cùng có thành tích tốt nhất. Trong lần đua phân loại thì có đến từ 9 đội tuyển có thành tích chỉ chênh nhau chưa tới 1 giây. Các tay đua thừa nhận, việc các đội tập trung cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng cùng với những quy định chung đã làm cho các xe tương đồng hơn, từ đó các tay đua chính là người làm nên những khác biệt.


Nếu như năm 2002 chỉ 6 tay đua dẫn đầu mới được tính điểm, thì năm nay việc tính điểm top đầu là 10. Ở các giải đua hiện nay, các tay đua không dễ gì hoàn thành hết cuộc đua để về đích, chính vì thế, việc tính điểm cho 10 xe về đích đầu tiên là hợp lý. Và mỗi tay đua đều phải cố gắng hết mình ở mọi vòng đua mới mong giành chức vô địch.


Luật tiếp nhiên liệu trong cuộc đua của F1 từ năm 1994 là sự sao chép nguyên bản từ điều luật đã được áp dụng thành công cho giải đua IndyCar. Với F1, đường đua dài nên yêu cầu mỗi đội đua ở một vị trí đỗ sát đường pít sẽ khiến kết quả dễ đoán định. Việc được tiếp nhiên liệu ngay trên đường cũng khiến các đội đua giảm tính đua tranh quyết liệt trên đường đua. Thay vì cố sức để vượt qua đối thủ thì có thể đẩy nhanh hoặc trì hoãn thời gian tại pit stop để tránh, vượt... Năm 2010, quy định về việc tiếp nhiên liệu này đã được bãi bỏ.



Minh Đăng

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN