Cúp các quốc gia châu Phi, sức mạnh từ Lục địa Đen

Cúp các quốc gia châu Phi (African Cup of Nations) 2017 đã diễn ra tại Gabon. Từ nhiều năm, giải đấu 2 năm được tổ chức một lần này liên tục bị chỉ trích vì lịch thi đấu dài tới 3 tuần.

Các cầu thủ thi đấu ở nước ngoài bị làm khó

Châu Phi là khu vực ủng hộ việc World Cup mở rộng ra 48 đội nhất. Bởi lẽ thêm nhiều đội bóng tham dự VCK World Cup, Lục địa Đen càng được công chúng biết tới, nền bóng đá của họ thêm có cơ hội chuyển mình và những giải đấu cấp khu vực như Cúp các quốc gia châu Phi (African Cup of Nations) có thêm nhiều sự quan tâm.

Nhưng từ trong lòng lục địa đen, một làn sóng phản đối lịch thi đấu kéo dài tới 3 tuần của giải đấu này.

Một trong những ngôi sao của Lục địa Đen Piqueti (đội Guinea-Bissau) một mình dẫn bóng từ sân nhà lên ghi bàn vào lưới Cameroon trong trận đấu vòng bảng:




Cúp các quốc gia châu Phi thi đấu bên ngoài hệ thống lịch thi đấu của FIFA và được tổ chức đúng vào giữa mùa giải của các quốc gia châu Âu - nơi mà hầu hết những ngôi sao chủ chốt của các đội tuyển quốc gia đang thi đấu.

Cúp các quốc gia châu Phi kéo dài trong 3 tuần từ 15/1 tới 5/2. Cho tới nay, giải đấu vẫn chưa hoàn tất vòng đấu bảng. Trong đó, các đội đã chắc suất vào tứ kết là Burkina Faso, Cameroon và Senegal.

Bất chấp mọi khó khăn cho cầu thủ và giám đốc các CLB giữ cầu thủ châu Phi, Liên đoàn Bóng đá châu Phi (CAF) nhất định từ chối mọi bàn thảo về việc chuyển thời gian thi đấu sang giữa năm. Đây là thời gian các giải đấu tâm điểm của các châu lục trên thế giới được tổ chức như Giải vô địch châu Âu, Copa Ameria, CONCACAF Gold Cup.

Một yếu tố khác khiến Cúp các quốc gia châu Phi tổ chức khác hẳn các giải đấu cấp châu lục của châu Âu hay Nam Mỹ với lịch thi đấu 2 năm 1 lần thay vì 4 năm cũng gây ra thắc mắc với các CLB sở hữu những cầu thủ hàng sao của lục địa đen.

Châu Phi có lý lẽ riêng

Trên thực tế, nguồn lực dành cho thể thao của phần lớn các quốc gia châu Phi là có hạn do điều kiện kinh tế khó khăn chung của châu lục này. Cúp các quốc gia châu Phi chính là một lý do để có thể nhận được đầu tư tài chính từ chính phủ.

Tình yêu của các CĐV châu Phi với giải bóng đá châu lục. Ảnh: AFP


Như vậy, cứ 2 năm một lần, các quốc gia châu Phi lại sẵn sàng nhường ngân sách cho các trận đấu châu lục. Với các quốc gia đăng cai, họ được tăng cường hạ tầng cơ sở thể thao. Với các quốc gia tham dự, họ có ngân sách phát triển bóng đá và đáp ứng cả tình yêu bóng đá trong phần đông dân số châu Phi.

Ví dụ, để đáp ứng cho giải đấu năm 2017, các quốc gia như Angola, Burkina Faso, Equatorial Guinea, Ghana, Mali và nước chủ nhà Gabon đều đã được xây thêm sân vận động, thu nhiều nguồn tài trợ cho bóng đá nước nhà. Riêng Gabon, khoản đầu tư 200 triệu USD đã được đưa vào để xây dựng sân vận động mới cũng như cải thiện nhiều cơ sở hạ tầng đẻ chuẩn bị cho giải đấu.

Và tình yêu đầy ngẫu hứng của các cầu thủ là minh chứng cho giải đấu tượng trưng cho sức mạnh của Lục địa Đen. Pha ăn mừng bàn thắng của cầu thủ Kouakou Koffi (đội Burkina Faso) Ảnh: ACN


Bóng đá châu Phi nói chung còn phải đi thêm một chặng đường dài nếu muốn có lượng doanh thu từ làm bóng đá. Lượng khán giả truyền hình khiêm tốn do hạ tầng cơ sở về truyền hình chưa phát triển khiến lượng tiền từ các hợp đồng truyền hình không đáng là bao, lại vào trực tiếp các CLB chứ không phải là bóng đá của nhà nước. 

Khó khăn về tài chính khiến các liên đoàn chỉ còn biết trông chờ vào nguồn tiền nhà nước tài trợ hoặc rót về của FIFA cho các quốc gia còn khó khăn.

Đương nhiên, theo thời gian, Liên đoàn Bóng đá châu Phi cũng đã có thêm thu nhập từ các hợp đồng quảng cáo truyền hình dựa trên các trận cầu chất lượng. Thêm thu nhập, liên đoàn bóng đá các quốc gia châu Phi cũng phát triển hơn. Và số tiền quảng cáo tăng thêm hầu hết là từ các trận đấu của Cúp các quốc gia châu Phi mang lại. 

Cúp là nơi các ngôi sao hàng đầu của họ, những đứa con cưng của châu lục như Samuel Eto'o, Didier Drogba, Pierre-Emerick Aubameyang hay Sadio Mane sau thời gian cống hiến cho các CLB châu Âu tìm về.

World Cup chưa từng được tổ chức ở châu Phi, Olympic lại càng không. Vì lẽ đó, một sự kiện thể thao toàn lục địa đen có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với quốc gia này. Cúp các quốc gia châu Phi là biểu tượng của sức mạnh, là hình ảnh của lục địa đen với toàn giới túc cầu giáo. Và bởi thế, châu Phi vẫn sẽ tổ chức nó theo cách thức rất riêng của mình.

Minh Đăng
VCK World Cup chính thức có 48 đội
VCK World Cup chính thức có 48 đội

Kế hoạch mở rộng quy mô vòng chung kết World Cup lên 48 đội từ năm 2026 của Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, vừa chính thức được ban lãnh đạo cơ quan quyền lực nhất của bóng đá thế giới thông qua cách đây ít giờ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN